Chương rối loạn cảm xúc bao gồm các rối loạn có yếu tố nổi bật là rối loạn khí sắc. Chương này được chia làm 3 phần. Phần đầu tiên được ghi là các giai đoạn cảm xúc (giai đoạn trầm cảm chủ yếu, giai đoạn hưng cảm, giai đoạn pha trộn và các giai đoạn hưng cảm nhẹ), chúng được bao gồm riêng rẽ trong phần đầu của chương này cho chẩn đoán các rối loạn cảm xúc khác nhau. Các giai đoạn này không có COD chẩn đoán riêng và không thể được chẩn đoán như một thực thể riêng rẽ. Chúng tạo thành các yếu tố cần thiết xây dựng chẩn đoán bệnh. Phần thứ 2 miêu tả các rối loạn cảm xúc (ví dụ rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn Distimia, rối loạn lưỡng cực I), các dãy tiêu chuẩn cho hầu hết rối loạn cảm xúc cần biểu hiện hoặc không biểu hiện các giai đoạn rối loạn cảm xúc được mô tả ở phần đầu của chương này. Phần thứ 3 bao gồm biệt định mô tả, hoặc là một giai đoạn rối loạn cảm xúc gần đây hoặc là phát triển của các giai đoạn tái phát.
Rối loạn cảm xúc được chia làm rối loạn trầm cảm (trầm cảm đơn cực), rối loạn lưỡng cực và 2 rối loạn cơ bản trên bệnh sinh – rối loạn cảm xúc do bệnh cơ thể và rối loạn cảm xúc do hoá chất. Rối loạn trầm cảm (nghĩa là rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn Distimia và rối loạn trầm cảm không biệt định khác) phân biệt với rối loạn lưỡng cực từ thực tế là không tồn tại trong tiền sử một giai đoạn hưng cảm, pha trộn hoặc hưng cảm nhẹ. Rối loạn lưỡng cực (ví dụ rối loạn lưỡng cực I, rối loạn lưỡng cực II, khí sắc chu kỳ và rối loạn lưỡng cực không biệt định khác) biểu hiện hiện tại (hoặc trong tiền sử) các giai đoạn hưng cảm, pha trộn hoặc hưng cảm nhẹ thường phối hợp với biểu hiện (hoặc trong tiền sử) các giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Rối loạn trầm cảm chủ yếu đặc trưng bởi một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm chủ yếu (nghĩa là ít nhất 2 tuần khí sắc trầm cảm hoặc mất hứng thú phối hợp với ít nhất 4 triệu chứng trầm cảm). Rối loạn Distimia đặc trưng bởi ít nhất 2 năm khí sắc trầm cảm trong nhiều ngày có hơn là không, phối hợp với triệu chứng trầm cảm không thoả mãn cho các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Rối loạn trầm cảm không biệt định khác được bao gồm cho COD của rối loạn với các yếu tố trầm cảm không thoả mãn cho các tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn Distimia, rối loạn thích ứng với khí sắc trầm cảm hoặc rối loạn thích ứng với khí sắc lo âu trầm cảm (hoặc triệu chứng trầm cảm có thông tin không chắc chắn).
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực I đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn hưng cảm hoặc các giai đoạn pha trộn, thường phối hợp với các giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực II đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm chủ yếu, phối hợp với ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ.
Rối loạn khí sắc chu kỳ đặc trưng bởi ít nhất 2 năm của một số giai đoạn của các triệu chứng hưng cảm nhẹ không thoả mãn các tiêu chuẩn cho một giai đoạn hưng cảm và một số giai đoạn của các triệu chứng trầm cảm không thoả mãn cho các tiêu chuẩn của trầm cảm chủ yếu.
Rối loạn lưỡng cực không biệt định khác được bao gồm cho COD rối loạn có yếu tố lưỡng cực không thoả mãn các tiêu chuẩn cho một triệu chứng nào của rối loạn lưỡng cực biệt định như đã định nghĩa trong chương này (hoặc các triệu chứng lưỡng cực không đủ thông tin).
Rối loạn cảm xúc do bệnh cơ thể đặc trưng bởi rối loạn bền vững và nổi bật của khí sắc, được coi là kết quả sinh lý trực tiếp của bệnh cơ thể.
Rối loạn cảm xúc do hoá chất đặc trưng bởi một rối loạn bền vứng và nổi bật của khí sắc, được coi là kết quả sinh lý trực tiếp của một ma tuý, một thuốc và một điều trị cơ thể khác cho trầm cảm hoặc biểu hiện của ngộ độc.
Rối loạn cảm xúc không biệt định khác được bao gồm cho COD của các triệu chứng cảm xúc không thoả mãn cho bất kỳ một rối loạn cảm xúc biệt định nào và khó lựa trọn giữa rối loạn trầm cảm không biệt định khác và rối loạn cảm xúc lưỡng cực không biệt định khác (ví dụ kích động cấp).
Các biệt định được mô tả trong phần thứ 2 của chương này được quan sát cho việc tăng biệt định cho của chẩn đoán, cho phân loại dưới nhóm đồng nhất, cho giúp lựa trọn điều trị và cải thiện tiên lượng. Một số trong các biệt định này mô tả giai đoạn rối loạn cảm xúc hiện tại (nghĩa là độ nặng/ loạn thần/ lui bệnh, mãn tính, có yếu tố căng trương lực, có yếu tố u sầu, có yếu tố không đặc trưng, với khởi phát sau đẻ). Bảng 1 chỉ ra các biệt định của một giai đoạn áp dụng cho mỗi rối loạn, cảm xúc biệt định. Các biệt định khác mô tả sự phát triển của các giai đoạn cảm xúc tái phát (nghĩa là, biệt định cho phát triển lâu dài, với yếu tố theo mùa, với chu kỳ nhanh). Bảng 2 chỉ các biệt định phát triển áp dụng cho mỗi COD rối loạn khí sắc. Các biệt định chỉ mức độ nặng, lui bệnh và yếu tố loạn thần có thể đặt COD bằng 5 số COD cho hầu hết các rối loạn cảm xúc. Các biệt định khác không thể được dặt COD. Chương rối loạn cảm xúc được tổ chức như sau:
- Các giai đoạn cảm xúc.
Giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Giai đoạn hưng cảm.
Giai đoạn pha trộn.
Giai đoạn hưng cảm nhẹ.
- Các giai đoạn trầm cảm.
296.xx Rối loạn trầm cảm chủ yếu.
300.4 Rối loạn Distimia.
311. Rối loạn trầm cảm không biệt định khác.
- Rối loạn lưỡng cực.
296.xx Rối loạn lưỡng cực I.
296.89 Rối loạn lưỡng cực II.
301.13 Rối loạn khí sắc chu kỳ.
296.80 Rối loạn lưỡng cực không biệt định khác.
- Các rối loạn cảm xúc khác.
293.83 Rối loạn cảm xúc do … (bệnh cơ thể).
29x.xx Rối loạn cảm xúc do hoá chất.
296.90 Rối loạn cảm xúc không biệt định.
- Biệt định mô tả một giai đoạn cảm xúc gần đây nhất nhẹ, vừa, nặng, không có yếu tố loạn thần khác, nặng có yếu tố loạn thần. Lui bệnh một phần, lui bệnh hoàn toàn.
Mãn tính.
Có yếu tố căng trương lực.
Có yếu tố u sầu.
Có yếu tố không đặc trưng.
Có khởi phát sau đẻ.
- Biệt định mô tả phát triển của các giai đoạn tái phát. Biệt định phát triển lâu dài (có hoặc không lui bệnh hoàn toàn giữa các giai đoạn). Có yếu tố theo mùa. Có các chu kỳ nhanh.
Cách lưu trữ cho rối loạn trầm cảm chủ yếu và rối loạn lưỡng cực I, rối loạn lưỡng cực II.
Trọn lọc COD chẩn đoán. COD chẩn đoán được trọn lọc như sau:
- 3 chữ số đầu là 296.
- Chữ số thứ 4 là 2 (nếu như chỉ có một cơn trầm cảm chủ yếu) hoặc là 3 (nếu các giai đoạn trầm cảm tái phát).
- Chữ số thứ 5 được dùng như sau: 1 – mức độ nhẹ. 2 – mức độ vừa, 3 – mức độ nặng không có yếu tố loạn thần, 4 – mức độ nặng có yếu tố loạn thần, 5 – lui bệnh một phần, 6 – lui bệnh hoàn toàn và 0 – nếu như mức độ không biệt định.
Cho rối loạn lưỡng cực I.
- 3 chữ số đầu vẫn là 296.
- Chữ số thứ 4 là 0 nếu là giai đoạn hưng cảm duy nhất. Cho các giai đoạn tái phát chữ số thứ 4 là 4, nếu giai đoạn tái phát hoặc giai đoạn gần nhất là hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, là 6 nếu là giai đoạn pha trộn, là 5 nếu là giai đoạn trầm cảm chủ yếu và là 7 nếu giai đoạn tái phát hoặc giai đoạn gần đây là không biệt định.
- Chữ số 5 (loại trừ rối loạn lưỡng cực I giai đoạn gần nhất là hưng cảm nhẹ và của rối loạn lưỡng cực I, giai đoạn gần nhất là không biệt định), chỉ các mức độ sau: 1 – mức độ nhẹ, 2 – mức độ vừa, 3 – mức độ nặng không có yếu tố loạn thần, 4 – mức độ nặng có yếu tố loạn thần, 5 – lui bệnh một phần, 6- lui bệnh hoàn toàn, và 0- nếu là không biệt định. Cho rối loạn lưỡng cực I, giai đoạn tái phát là hưng cảm nhẹ, chữ số 5 luôn là 0. Cho rối loạn lưỡng cực giai đoạn tái phát là không biệt định, không tồn tại chữ số thứ 5.
Cho rối loạn lưỡng cực II, COD chẩn đoán là 296.89.
Lưu trữ tên chẩn đoán. Khi lưu trữ tên của một chẩn đoán cần lưu ý các yếu tố sau:
- Tên của rối loạn (ví dụ trầm cảm chủ yếu, rối loạn lưỡng cực).
- COD biệt định ở chữ số thứ 4 (ví dụ tái phát, giai đoạn tái phát là hưng cảm).
- COD biệt định ở chữ số thứ 5 (ví dụ nhẹ, nặng, có yếu tố loạn thần, lui bệnh một phần).
- Tất cả biệt định (không có COD) đúng với giai đoạn tái phát (ví dụ có yếu tố u sầu, khởi phát sau đẻ).
- Tất cả các biệt định (không có COD) đúng với sự phát triển của các giai đoạn tái phát (ví dụ theo mùa, có chu kỳ nhanh).
Các ví dụ sau đây về lưu trữ chẩn đoán rối loạn cảm xúc với các biệt định:
296.32 Rối loạn trầm cảm tái phát, mức độ vừa, có yếu tố không đặc trưng, có yếu tố theo mùa, hồi phục hoàn toàn giữa các giai đoạn.
296.54 Rối loạn lưỡng cực I, giai đoạn hiện tại là trầm cảm, mức độ nặng, có yếu tố loạn thần, có yếu tố u sầu, với chu kỳ nhanh.
Các giai đoạn rối loạn cảm xúc.
Giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Các yếu tố của giai đoạn.
Yếu tố nhấn mạnh của giai đoạn trầm cảm được xây dựng bởi một giai đoạn kéo dài ít nhất 2 tuần, trong đó có hoặc là khí sắc trầm cảm hoặc là mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động. ở trẻ em và vị thành niên khí sắc có thể bị kích thích hơn là buồn. Tương tự như vậy, bệnh nhân cần biểu hiện ít nhất 4 triệu chứng trong dãy triệu chứng bao gồm thay đổi cảm giác ngon miệng hoặc khối lượng cơ thể, giấc ngủ và hoạt động tâm thần vận động, giảm sút năng lượng, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định, ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc ý nghĩ, kế hoặch và hành vi tự sát. Để xác định một giai đoạn trầm cảm chủ yếu, một triệu chứng cần được biểu hiện gần đây một cách rõ ràng khi so sánh với trạng thái trước khi bị bệnh của bệnh nhân. Các triệu chứng cần bền vững phần lớn thời gian trong ngày, gần như hàng ngày trong thời gian ít nhất là 2 tuần liên tiếp. Giai đoạn trầm cảm cần được phối hợp với biểu hiện lâm sàng rõ ràng trong lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác. ở một số bệnh nhân có các giai đoạn nhẹ, chức năng còn ở phạm vi bình thường, nhưng cần một sự cố gắng đáng kể.
Khí sắc trong một giai đoạn trầm cảm chủ yếu được biểu hiện thường xuyên bởi người bệnh là trầm cảm, buồn, bi quan, mất hy vọng, mất thích thú (tiêu chuẩn A1). Trong một số trường hợp, giai đoạn đầu buồn có thể bị phủ nhận, nhưng có thể biểu hiện khi phỏng vấn (ví dụ giảm chú ý, bắt đầu than phiền). ở một số người họ than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì, họ lo âu, biểu hiện khí sắc trầm cảm có thể được biểu hiện trên nét mặt và trên hành vi của bệnh nhân. Một số người bệnh than phiền các biểu hiện cơ thể gần đây (ví dụ khó chịu trong người) hơn là biểu hiện cảm giác buồn. Nhiều bệnh nhân liên quan hoặc biểu hiện trạng thái tăng kích thích (ví dụ đáp ứng lại các sự kiện khác nhau bằng thái độ gay gắt hoặc chê trách một ai đó, hoặc cảm giác cáu gắt quá mức với một lỗi lầm nhỏ). ở trẻ em và vị thành niên có thể xuất hiện khí sắc kích thích hoặc thất thường hơn là khí sắc buồn. Bảng lâm sàng này cần được phân biệt với loại kích thích của trẻ em khi bị thiệt hại. Mất thích thú hoặc sở thích gần như luôn biểu hiện trong một mức độ. Các bệnh nhân có thể biểu hiện ít cảm giác thích thú với các sở thích ” tôi không thích gì bây giờ cả”. Không thích một điều gì trước đây đã từng vui thích (tiêu chuẩn A2). Các thành viên trong gia đình ghi nhận thường xuyên giảm sút hoạt động xã hội hoặc không quan tâm đến các hoạt động ưa thích (ví dụ một vận động viên đã không còn luyện tập trong một thời gian dài, một trẻ em vốn thích bóng đá đã bỏ chơi). ở một số bệnh nhân có sự giảm sút rõ ràng so với mức độ trước khi bị bệnh sự thích thú và ham muốn tình dục.
Sự ngon miệng cũng thường bị giảm sút, nhiều bệnh nhân có cảm giác rằng họ bị ép phải ăn. Một số bệnh nhân khác có thể tăng cảm giác ngon miệng và có thể muốn ăn một số thức ăn nhiều hơn (ví dụ đồ ngọt hoặc các hidrat carbon khác). Khi thay đổi cảm giác ngon miệng nghiêm trọng (theo mọi chiều) có thể quan sát thấy mất hoặc là tăng khối lượng cơ thể, hoặc ở trẻ em có thể nhận thấy mất khả năng tăng khối lượng bình thường (tiêu chuẩn A3).
Rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất phối hợp với một giai đoạn trầm cảm chủ yếu là mất ngủ (tiêu chuẩn A4). Các bệnh nhân thường có mất ngủ giữa giấc (nghĩa là tỉnh ngủ vào lúc ban đêm và khó ngủ tiếp) hoặc mất ngủ cuối giấc (nghiã là tỉnh ngủ quá sớm và không thể ngủ tiếp). Mất ngủ đầu giấc (nghĩa là khó bắt đầu giấc ngủ) giống như vậy, có thể xuất hiện. Hiếm gặp hơn các bệnh nhân biểu hiện ngủ nhiều, dưới hình thức một giai đoạn ngủ đêm dài hoặc tăng độ dài ngủ ban ngày. Một nguyên nhân mà bệnh nhân yêu cầu điều trị là rối loạn giấc ngủ.
Thay đổi tâm thần vận động bao gồm kích động (nghĩa là giảm khả năng ngồi yên, đi đi lại lại) vận động chậm chạp (ví dụ nói chậm, vận động cơ thể chậm) tăng khoảng nghỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, số lượng ít, nội dung nghèo nàn, thậm trí câm (tiêu chuẩn A5). Kích động tâm thần vận động hoặc vận động tâm thần chậm cần đủ nặng để có thể được quan sát bởi những người xung quanh và không biểu hiện chỉ ở cảm giác của bệnh nhân.
Năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là hay gặp (tiêu chuẩnt A6). Một người có thể than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân cơ thể nào. Thậm trí chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng họ cũng cần một sự tập trung lớn. Hiệu quả công việc có thể bị giảm sút. Ví dụ, một người có thể than phiền rằng rửa mặt và mặc quần áo buổi sáng cũng làm họ kiệt sức và họ cần thời gian nhiều hơn bình thường 2 lần.
Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi phối hợp với một giai đoạn trầm cảm chủ yếu có thể bao gồm sự phủ định trên chính bản thân bệnh nhân một cách không đúng thực tế, thậm trí bệnh nhân có mặc cảm tội lỗi liên quan đến các sai lầm nhỏ trước đây (tiêu chuẩn A7). Tuy nhiên bệnh nhân thường giải thích một cách sai lầm các hiện tượng trung lập thông thường hàng ngày như là khuyết tật của họ và họ có cảm giác đáp ứng quá mức trước các hiện tượng khó chịu. Ví dụ, một người đại diện bán hàng tự động đặt hàng cho một thất bại khi bán hàng, thậm trí cả khi thị trường chung đã sa sút và không một người đại diện bán hàng nào khác đủ khả năng bán hàng. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi có thể là hoang tưởng (ví dụ một bệnh nhân tin rằng anh ta là sự khốn cùng của thế giới). Bệnh nhân tự khiểm trách mình vì không thể thành công, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp hoặc quan hệ với mọi người, kết quả đó của trầm cảm là rất hay gặp và được coi là đủ thoả mãn các tiêu chuẩn trừ khi nó là hoang tưởng.
Nhiều bệnh nhân than phiền khả năng suy nghĩ, khó tập trung khi cần quyết định (tiêu chuẩn A8). Chúng có thể xuất hiện dưới dạng phân tán chú ý nhẹ hoặc than phiền khó nhớ. Những người cần lao động trí óc tiếp tục ở nhà trường hoặc ở công việc thường mất khả năng đáp ứng thậm trí chỉ khi họ có các vấn đề tập trung chú ý nhẹ (ví dụ một người lập trình máy tính không thể đáp ứng công việc phức tạp trong một thời gian dài, những việc đó anh ta thực hiện được trước khi bị bệnh). ở trẻ em, giảm sút sự lưu ý có thể phản ánh sự giảm tập chung chú ý. ở người cao tuổi có giai đoạn trầm cảm chủ yếu, khó nhớ có thể là than phiền chủ yếu và có thể bị nhầm với mất trí (pseudodement). Khi giai đoạn trầm cảm chủ yếu được điều trị thành công, các vấn đề về trí nhớ biến mất hoàn toàn. Hơn nữa ở một số bệnh nhân đặc biệt là người cao tuổi, một giai đoạn trầm cảm chủ yếu có thể là một bảng lâm sàng bắt đầu của một loại mất trí nào đó. Thường, bệnh nhân có ý nghĩ về cái chết, ý định tự sát hoặc hành vi tự sát (tiêu chuẩn A9). Các ý nghĩ này biến thành niềm tin rằng những người khác có thể có các tình huống khá hơn nếu bệnh nhân chết, từ ý nghĩ đến sự tự sát thành công, có một số kế hoặch thực tế để tự sát thành công. Mật độ, cường độ của ý định tự sát có thể rất khác nhau. một số bệnh nhân tự sát ít nghiêm trọng có thể có ý định tự sát mới ập đến (chỉ 1 – 2 phút trước đó), tái diễn (1 hoặc 2 lần / tuần). Một số bệnh nhân tự sát nặng hơn có thể chuẩn bị vật chất (ví dụ vũ khí hoặc chất độc) để sử dụng cho hành vi tự sát và có thể xác định chỗ và thời điểm mà họ sẽ chỉ có một mình để có thể tự sát thành công. Các hành vi này được phối hợp với hành vi tự sát và có thể được sử dụng để xác định một nhóm bệnh nhân có nguy cơ tự sát cao, nhiều nghiên cứu đẫ chỉ ra rằng không thể dự đoán một cách chính xác được bệnh nhân trầm cảm có cố gắng tự sát hay không và khi nào tự sát. Động cơ tự sát bao gồm mong muốn tự loại mình ra khỏi một trở ngại hoặc mong muốn cao độ chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ bệnh nhân trầm cảm.
Chẩn đoán một giai đoạn trầm cảm chủ yếu không được đặt ra nếu như các triệu chứng thoả mãn các tiêu chuẩn cho một giai đoạn pha trộn (tiêu chuẩn B). Một giai đoạn pha trộn được đặc trưng bởi các triệu chứng xuất hiện cả cho một giai đoạn hưng cảm, cả cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu, xuất hiện gần như hàng ngày trong thời gian một tuần.
Mức độ biểu hiện của một giai đoạn trầm cảm khác nhau, thậm trí trong một số trường hợp nhẹ cũng cần có hoặc là biểu hiện lâm sàng rõ ràng sự ảnh hưởng đến các lĩnh vực xã hội nghề nghiệp hoặc tới các lĩnh vực quan trọng khác (tiêu chuẩn C). Nếu như biểu hiện nặng nề, bệnh nhân có thể mất khả năng xã hội nghề nghiệp nghiệp. Trong trường hợp quá nặng, bệnh nhân có thể mất khả năng tự chăm sóc tối thiểu (ví dụ tự ăn, tự mặc quần áo) hoặc giữ vệ sinh cá nhân tối thiểu. Một phỏng vấn cẩn thận nhấn mạnh việc xác định các triệu chứng của giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Mối liên quan có thể làm nặng thêm khó tập trung, biểu hiện trí nhớ hoặc chiều hướng phủ định, giảm thiểu hoặc giải thích các triệu chứng. Các thông tin phụ trợ thu lượm được có thể rất có giá trị trong phân loại sự phát triển của các giai đoạn trầm cảm hiện tại hoặc trước đây và để xác định xem có tồn tại các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ trong tiền sử hay không. Tuy nhiên, các giai đoạn trầm cảm có thể bắt đầu từng bước, xem sổ theo dõi lâm sàng trung tâm ở phần xấu nhất của giai đoạn hiện tại rất có thể phát hiện biểu hiện của triệu chứng. Đánh giá các triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu là rất khó khi bệnh nhân có một bệnh cơ thể (ví dụ ung thư, nhồi máu cơ tim, đái đường). Một trong các tiêu chuẩn của giai đoạn trầm cảm chủ yếu được xác định với các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh cơ thể (ví dụ sụt cân trong đái đường không được điều trị, mệt mỏi trong ung thư). Như vậy, các triệu chứng cần cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu, ngoại trừ trường hợp khi chúng rõ ràng và hoàn toàn được giải thích bởi bệnh cơ thể. Ví dụ mất khối lượng ở người viêm đại tràng bị đi ngoài nhiều và ăn uống kém, không cần đặt chẩn đoán một giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Mặt khác, khi buồn, ý nghĩ tự buộc tội, mất ngủ hoặc sút cân biểu hiện ở người nhồi máu cơ tim gần đây, mỗi triệu chứng đều phù hợp với trầm cảm chủ yếu, nếu các triệu chứng này không được giải thích rõ ràng và đầy đủ bởi tác dụng sinh lý của nhồi máu cơ tim. Tương tự như vậy, khi các triệu chứng được tạo ra bởi hoang tưởng không phù hợp với khí sắc hoặc bởi ảo giác (ví dụ sút cân do từ chối ăn uống, do có hoang tưởng bị đầu độc), các triệu chứng này không được tính đến cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Từ định nghĩa, một giai đoạn trầm cảm do hậu quả sinh lý trực tiếp của lạm dụng ma tuý (ví dụ trong phạm vi nghiện rượu hoặc heroin) tác dụng thứ phát của thuốc hoặc điều trị (ví dụ steroid) hoặc bị ngộ độc. Giống như vậy, một giai đoạn không phải là tác động trực tiếp của bệnh cơ thể (ví dụ thiểu năng tuyến giáp) (tiêu chuẩn D). Tương tự, nếu các triệu chứng bắt đầu trong phạm vi 2 tháng khi mất người thân và không bền vững quá 2 tháng này, nhìn chung chúng được coi là kết quả của tang lễ, trừ trường hợp khi được phối hợp với rối loạn chức năng rõ ràng hoặc bao gồm trước đó cảm giác vô dụng, ý định tự sát, triệu chứng loạn thần hoặc vận động tâm thần chậm (tiêu chuẩn E).
Tiến sỹ. Bs. Phùng Thanh Hải
- Đại hội đại biểu Công đoàn cơ sở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2023-2028.
- Mời báo giá: Vật tư điện nước tháng 8/2023.
- Thông tin dịch tễ học Covid-19 ngày 11/6/2021
- Mời báo giá: Sửa chữa xe ô tô 33A-0499
- Mời báo giá: Sửa chữa, thay cửa nhôm và vách kính
- Thông báo về việc phối hợp với Đại học Y Dược Hải Phòng tuyển sinh đào tạo bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành tâm thần năm 2024.