Khoa tâm lý lâm sàng

Ths. Nguyễn Thị Thu Linh

Trưởng khoa

 

I. Tên khoa: Khoa Tâm lý lâm sang

II. Liên hệ: Tầng 1- khu nhà A- Bệnh viện tâm thần trung ương 1.

III.SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:

Khoa Tâm lý lâm sàng có vị trí làm việc ở khu khám bệnh tổng hợp thuộc Bệnh viên Tâm thần Trung Ương 1, đóng trên địa bàn xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Khoa Tâm lý lâm sàng được thành lập ngày 15/10/2013 với tên gọi ban đầu là Khoa tâm lý lâm sàng và vật lý trị liệu cho đến năm 2019 được đổi tên chính thức thành khoa Tâm lý lâm sàng theo quyết định số 219/QĐ-BV ngày 26/8/2019 của giám đốc bệnh viện.

– Số điện thoại: 0977289357; 046.292.6645

– Email: tamlylamsangtw1@gmail.com

Lãnh đạo khoa và người tiền nhiệm

– Hiện tại, Ths Nguyễn Thị Thu Linh

– Tiền nhiệm TS.BS Nguyễn Hữu Chiến (2013 – 2020)

IV. NHÂN LỰC:

Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động của khoa hiện nay là 18 người, trong đó:

– 07 cán bộ tâm lý (03 Thạc sỹ và 04 cử nhân).

– 02 điều dưỡng chuyên khoa I

– 02 cử nhân điều dưỡng

– 01 điều dưỡng trung cấp

– 02 kỹ thuật viên

– 03 nhân viên

– 01 y công.

Chi bộ khoa Tâm lý lâm sàng có 07 Đảng viên, Chi đoàn khoa có 05 Đoàn viên.

IV. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:

1.Chức năng:

  • Ứng dụng các liệu pháp tâm lý hiện đại trong can thiệp, điều trị bệnh thuộc chuyên khoa tâm thần.
  • Ứng dụng các Test/các thang đo tâm lý trong đánh giá, khảo sát, hỗ trợ chẩn đoán bệnh và giám định pháp y tâm thần.
  • Ứng dụng các Test/các thang đo tâm lý trong đánh giá, khảo sát hiệu quả trước, trong và sau quá trình điều trị
  • Nghiên cứu và ứng dụng các liệu pháp tâm lý mới, các vấn đề về tâm lý lâm sàng.
  • Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng.

Đối với đơn nguyên tâm lý trẻ em:

  • Đơn nguyên tâm lý trẻ em được xem là đơn vị lâm sàng có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh là trẻ em.
  • Khám và điều trị ngoại trú và nội trú ban ngày, hẹn điều trị tâm lý theo khung giờ hoặc theo buổi.
  • Thực hiện công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe về tâm thần trẻ em, trẻ có vấn đề về rối loạn phát triển.
  • Tổ chức tư vấn tâm lý cho gia đình trẻ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, chậm phát triển tâm thần…
  • Tổ chức can thiệp tâm lý nhóm cho trẻ tăng động.
  • Triển khai áp dụng phương pháp chẩn đoán, trị liệu sớm cho trẻ tự kỷ.
  • Xây dựng đơn nguyên tâm lý trẻ em trở thành đơn vị khám chữa bệnh về các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em có chất lượng.

Ngoài những lĩnh vực chuyên môn trên, khoa còn bao gồm các hoạt động chuyên môn khác như:

  • Tiếp đón, hướng dẫn người bệnh đến khám và nhập viện
  • Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần điều trị nội trú và người bệnh đến khám, điều trị ngoại trú thông thường
  • Kích thích từ xuyên sọ kết hợp với hóa dược trong điều trị bệnh nhân gặp những vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  1. Nhiệm vụ:

Đào tạo cán bộ và tham gia chỉ đạo tuyến/đề án 1816.

  • Tham gia đào tạo tâm lý theo chương trình triển khai tại Bệnh viện
  • Chuyển giao kỹ thuật tâm lý cho cán bộ trong và ngoài bệnh viện cũng như tuyến cơ sở
  • Đào tạo, hướng dẫn thực tập lâm sàng cho các cơ sở đào tạo và học viên trong và ngoài bệnh viện gửi đến.

Nghiên cứu khoa học và hợp tác Quốc tế

  • Chủ trì và tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
  • Là đầu mối tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học về Tâm lý học
  • Phối hợp với các phòng ban nghiên cứu và hợp tác trong và ngoài nước

Truyền thông và giáo dục sức khỏe

Tuyên truyền – giáo dục sức khỏe tâm thần học đường, các bệnh lý tâm thần do sang chấn tâm lý

V. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

– Đến năm 2021, khoa Tâm lý lâm sàng có 05 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở do lãnh đạo, cá nhân của khoa là chủ nhiệm được hội đồng nghiệm thu của Bệnh viện đánh giá cao và có giá trị áp dụng trong thực tiễn; Khoa có cán bộ, viên chức là thành viên nhóm nghiên cứu tham gia 03 đề tài khoa học cấp Bộ do bệnh viện là đơn vị chủ trì.

Trong suốt 08 năm qua kể từ khi thành lập, tập thể khoa luôn đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” với những thành tích cá nhân tiêu biểu đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”. Cụ thể:

  1. Thành tích tập thể:
Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2014 “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định sô 41/Thi đua KT- BV ngày 24/02/2015 của Giám đốc BV
2014 “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 236/Thi đua KT ngày 13/4/2015 của Bộ Trưởng Bộ y tế
2016 “Tập thể lao động xuất sắc” Quyết định số 157/Thi đua KT ngày 15/02/2017 của Bộ Trưởng Bộ y tế
2017 “Tập thể lao động tiên tiến” Quyết định số 214/Thi đua KT – BV ngày 22/02/2017 của Giám đốc BV
2018 “Tập thể lao động xuất sắc”
2019 “Tập thể lao động xuất sắc” QĐ 2401/QĐ – BYT ngày 10 tháng 06 năm 2019
2020 “Tập thể lao động tiên tiến” QĐ: số 04/QĐ – BV ngày 09 tháng 01 năm 2020
  1. Thành tích cá nhân:
Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2014 02 Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở – Quyết định sô

– Quyết định số 312 ngày 31/12/2014

2016 01 Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở Quyết định số 217 ngày 21/12/2016
2018 01 Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở Quyết định số 12 ngày 9/1/2019
2020 01 Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở Quyết định số 11 ngày 26/12/2020

 VI. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TẬP THỂ, CÁ NHÂN: