Truyền thông, giáo dục sức khỏe tâm thần là một hoạt động quan trọng trọng chăm sóc sức khoẻ cả trong bệnh viện và tại cộng đồng. Truyền thông, giáo dục sức khỏe tâm thần có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và chất lượng phòng bệnh, chữa bệnh của người dân, góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần của người dân. Thực hiện kế hoạch hoạt động chương trình phòng chống rối loạn sức khoẻ tâm thần năm 2024 về công tác truyền thông, phòng chỉ đạo tuyến đã tổ chức thẩm định các tài liệu truyền thông về rối loạn phổ tự kỷ và sa sút trí tuệ.
Các tài liệu truyền thông giáo dục sức khoẻ nhằm hướng đến người bệnh và gia đình người bệnh và là một tài liệu tham khảo cho các cán bộ y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
BSCKII Nguyễn Tuấn Đại – Phó Giám đốc Bệnh viện, Chủ tịch hội đồng chủ trì hội nghị.
Hội đồng thẩm định do BSCKII Nguyễn Tuấn Đại – Phó Giám đốc bệnh viện chủ trì. Hội đồng đã đánh giá cao nội dung của 02 tài liệu truyền thông, nội dung tài liệu, câu chữ, hình ảnh phù hợp với đối tượng được truyền thông. Tuy nhiên, một số câu từ, hình ảnh cần chỉnh sửa thêm để phù hợp, chính xác hơn.
Nhóm biên soạn đã tiếp thu ý kiến góp ý của hội đồng và tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện để sớm đưa tài liệu truyền thông giáo dục sức khoẻ phục vụ cộng đồng, người bệnh và gia đình.
Viết bài: Phòng Chỉ đạo tuyến
- Đại hội đại biểu Công đoàn cơ sở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2023-2028.
- Mời báo giá: Thay mới cửa Xingfa 55, vách lam tôn tại phòng giảng đường đào tạo nhà nội trú học viên và khoa cấp tính nữ.
- Bệnh nhân có cả trầm cảm và lo âu thì xử lý thế nào? TS Nguyễn Văn Thống
- Trưa 6/8, Hà Nội ghi nhận 40 ca nhiễm Covid-19, có 25 ca cộng đồng
- Chương trình tình nguyện “Ấm áp vùng cao 2022” của Đoàn thanh niên Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
- Mời báo giá: Mô hình thực hành trong y tế.