Hơn 1 năm sau vụ việc Nguyễn Xuân Quý mở phòng “bay lắc”, bán ma tuý bị phát hiện, điều tra, một số nhân viên, lãnh đạo của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cũng có liên quan, hiện nay các hoạt động chăm sóc bệnh nhân cũng như cuộc sống và công việc của nhân viên tại đây ít nhiều đã có sự thay đổi.

Cách đây ít ngày Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ban hành cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ án mua bán, sử dụng ma túy hoạt động ngay trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 trong suốt thời gian dài, bệnh nhân mở phòng bay lắc ngay trong bệnh viện.

Bị can Nguyễn Xuân Quý, người cầm đầu đường dây tội phạm này, cùng 5 người khác bị truy tố về tội mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Bị can Đỗ Thị Lưu (Trưởng khoa phục hồi chức năng và y học cổ truyền) bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra, một số cán bộ, nhân viên của khoa này cũng vướng lao lý.

Theo cáo trạng, Nguyễn Xuân Quý là người đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Khoảng cuối năm 2020, Quý tự cải tạo buồng bệnh thêm một phòng riêng, có hệ thống loa, amply, đèn nháy phục vụ việc “bay lắc”, giao dịch mua bán ma túy và tổ chức sử dụng ma túy.

Sau vụ “bay lắc” tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1: Cận cảnh nơi điều trị, chăm sóc gần 600 bệnh nhân tâm thần - Ảnh 1.

Phòng điều trị bệnh của Nguyễn Xuân Quý bị biến thành phòng bay lắc với đầy đủ loa, đè – Ảnh: Công an cung cấp

Ngoài ra, Quý còn tổ chức hệ thống gồm nhiều người khác tham gia mua bán ma túy ngay trong khuôn viên bệnh viện.

Quý khai khi cải tạo xong buồng bệnh, Trưởng khoa Đỗ Thị Lưu cùng điều dưỡng trưởng có biết và nhắc nhở, yêu cầu tháo dỡ nhưng Quý không thực hiện. Cơ quan điều tra xác định trong vụ án trên, Quý và đồng phạm đã lợi dụng những sơ hở trong việc quản lý, khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 để tổ chức hoạt động phạm tội về ma tuý với số lượng rất lớn, trong một thời gian dài mà không bị phát hiện.

Sau khi xảy ra sự việc, ông Vương Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, bị kỷ luật cách chức vì đã buông lỏng quản lý, không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị, để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội trong phạm vi bệnh viện, hậu quả rất nghiêm trọng.

Đến nay, sau hơn 1 năm xảy ra vụ việc, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 đã có nhiều thay đổi.

Sau vụ “bay lắc” tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1: Cận cảnh nơi điều trị, chăm sóc gần 600 bệnh nhân tâm thần - Ảnh 2.

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

PGS-TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), được giao phụ trách bệnh viện, hiện là Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho biết sau sự việc bệnh nhân tâm thần “bay lắc” trong bệnh viện, hơn 1 năm qua bệnh viện đã dần ổn định về mặt tổ chức và tinh thần đối với cán bộ công nhân viên bệnh viện. Cùng đó, việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân tâm thần đã được quan tâm, đầu tư hơn rất nhiều.

Khi được hỏi về phòng bệnh đã được Nguyễn Xuân Quý cải tạo là nơi “bay lắc”, mua bán, sử dụng ma tuý, ông Nguyễn Tuấn Hưng cho biết do vụ án vẫn đang trong thời gian điều tra, xét xử nên ngoài việc dọn dẹp các tang vật của vụ án (Quý đặt hệ thống loa công suất lớn, amply, đèn nháy, bàn DJ để “bay lắc”- PV) để có buồng bệnh tiếp tục điều trị, theo dõi cho bệnh nhân thì bệnh viện chưa cải tạo gì đối với phòng bệnh này.

Sau vụ “bay lắc” tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1: Cận cảnh nơi điều trị, chăm sóc gần 600 bệnh nhân tâm thần - Ảnh 3.

Dấu vết cải tại phòng điều trị trở thành nơi “bay lắc” của đối tượng Nguyễn Xuân Quý vẫn được giữ nguyên để phục công tác điều tra, xét xử vụ án. Bệnh viện chỉ kê giường để tiếp tục điều trị bệnh nhân

Lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết hiện tại đây đang điều trị nội trú cho gần 600 bệnh nhân mắc các bệnh lý tâm thần. Việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần được ví như “con mọn” bởi theo bác sĩ Lê Thị Thanh Thu, Trưởng Khoa Bán cấp tính nam (A4), Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, hàng ngày, các nhân viên y tế ở đây đều phải chia thuốc, đưa tận tay cho bệnh nhân uống và bệnh nhân uống xong phải há mồm để y bác sĩ kiểm tra bệnh nhân đã nuốt thuốc hay chưa.

Thực tế có nhiều bệnh nhân chống đối việc uống thuốc, tức là uống thuốc trước mặc nhân viên y tế sau đó ra móc họng để nôn thuốc ra. Với những trường hợp này, nhân viên phải ngồi canh cả tiếng đồng hồ, sau đó mới cho về phòng điều trị.

Bác sĩ Thu cho biết mỗi bệnh nhân đều có hộp thuốc riêng được ghi tên bệnh nhân, sau đó nhân viên y tế gọi từng người lên phát thuốc và uống thuốc tại buồng bệnh

Bệnh nhân sẽ nhận thuốc và uống ngay trước mặt nhân viên y tế

Cùng với việc cho bệnh nhân uống thuốc một số điều dưỡng, hộ lý sẽ chăm sóc, vệ sinh thân thể cho bệnh nhân như: Cắt tóc, cắt móng chân, móng tay, nhắc nhở bệnh nhân tắm gội…

Điều dưỡng cắt tóc cho bệnh nhân

Điều dưỡng Trần Thị Thu Lan, điều dưỡng Khoa A4 (ngoài cùng bên trái), cho biết công việc hàng ngày của chị và các nhân viên y tế ở đây ngoài điều trị, chăm sóc bệnh nhân thì mọi người phải chuẩn bị “đồ nghề” để cắt tóc, cạo râu, cắt móng tay, móng chân cho các bệnh nhân.

Theo chị Lan chị đã gắn bó với công việc này hơn 3 năm qua. “Tôi có 2 con nhỏ một cháu 4 tuổi và một cháu mới chỉ hơn 1 tuổi nhưng nhiều lúc tôi có cảm giác công việc ở đây còn hơn chăm con mọn. Nếu bệnh nhân hợp tác thì mọi việc cũng rất dễ dàng nhưng có lúc bệnh nhân phản ứng thì cũng khá mệt mỏi, áp lực”- chị Lan chia sẻ.

Chị Lan cho biết mức lương, phụ cấp mà chị Lan nhận được hàng tháng là 5,7 triệu đồng. Với khoản thu nhập này, chị không thể đủ trang trải cuộc sống nhưng vì đã lựa chọn công việc và muốn gắn bó với nghề nên chị và nhiều đồng nghiệp luôn cố gắng.

Sau vụ “bay lắc” tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1: Cận cảnh nơi điều trị, chăm sóc gần 600 bệnh nhân tâm thần - Ảnh 10.

Bệnh nhân được cắt móng tay, móng chân thường xuyên để tránh việc làm bị thương chính mình cũng như người khác

Theo các y bác sĩ tại Khoa A4, để bệnh nhân được thư giãn, vận động, thì ngay trong khu vực buồng bệnh có đặt một bàn bóng bàn để bệnh nhân cùng chơi với nhau hoặc chơi bóng cùng các y bác sĩ trong khoa.

Bác sĩ Thu, Trưởng Khoa A4, cùng một bệnh nhân chơi bóng bàn

Khu buồng bệnh điều trị bệnh nhân

Điều trị tại đây, bệnh nhân được bệnh viện phục vụ suất ăn 3 bữa, sáng trưa và tối.

Thạc sĩ Đỗ Ánh Quyên, Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện, tại đây đang cung cấp gần 600 suất ăn cho bệnh nhân điều trị nội trú. Ngoài các suất ăn bình thường đảm bảo cung cấp calo cho người bệnh mỗi ngày thì bệnh viện cũng xây dựng các suất ăn bệnh lý cho người bệnh.

“Trước đó, bệnh nhân tâm thần điều trị tại bệnh viện hưởng chỉ được chế độ ăn 27.000 đồng/ngày, từ 1-7-20021 nâng lên 48.000 đồng (3 bữa). Dù chi phí suất ăn cho mỗi bệnh nhân đã điều chỉnh tăng nhưng với giá cả như hiện nay, chi phí này không đủ để đảm bảo dưỡng cho bệnh nhân. Với số tiền như trên, chúng tôi chia bữa sáng là 6.000 đồng. Bệnh nhân sẽ được ăn bánh, cháo, mỳ… Còn hai bữa trưa, tối là 22.000 đồng/bữa, bệnh viện hỗ trợ hoàn toàn công nấu và tiền gas, tiền điện thì mới tạm đảm bảo một suất ăn đủ dinh dưỡng và calo cho bệnh nhân như khuyến cáo”- bà Quyên nói.

Trong qúa trình điều trị, bệnh nhân tâm thần được điều trị phục hồi chức năng như làm một số đồ thủ công, tập vẽ và cũng có giờ phút được thư giãn tại phòng âm nhạc để  hát karaoke và tập vận động tại phòng thể thao.

Tại Khoa Phục hồi chức năng và Y học cổ truyền, bệnh nhân được tập vận động và giải trí để có thể tự tin hoà nhập cộng đồng khi ra viện

Kỹ thuật viên Trương Minh Đức, Khoa Phục hồi chức năng và Y học cổ truyền, cho biết tại đây sẽ tổ chức các hoạt động điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần điều trị nội trú trong bệnh viện.

“Hầu hết bệnh nhân có thể làm theo sau khi nhìn kỹ thuật viên làm trước. Có những bệnh nhân không muốn hợp tác, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn, động viên người bệnh tham gia các hoạt động phục hồi chức năng tâm lý – xã hội để sớm hoà nhập cộng đồng. Yêu cầu của việc tập phục hồi chức năng không chỉ là đảm bảo an toàn khi người bệnh thực hiện các thao tác kỹ thuật phục hồi chức năng mà phải luôn theo dõi các diễn biến bất thường của người bệnh và có phương án xử lý”- ông Đức chia sẻ.

Ông Nguyễn Mạnh Phát, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho biết bệnh nhân tâm thần điều trị không chỉ là sử dụng thuốc mà người bệnh muốn hoà nhập cộng đồng phải có các hoạt động về phục hồi chức năng, lao động, đọc sách, giải trí, thể thao… để khi ra viện người bệnh có thể tự tin hoà nhập với người xung quanh, gia đình và bạn bè.

Ngọc Dung thực hiện

Nguồn https://nld.com.vn

Bài viết cùng chủ đề: