TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bảng hỏi có cấu trúc, phỏng vấn trực tiếp 202 điều dưỡng đang làm việc tại các khoa lâm sàng điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 từ tháng 2/2025 đến 5/2025. Thang đo PHASe (Physical Health Attitude Scale) được sử dụng để đánh giá. Kết quả: Nam 33,7%, nữ 66,3%; Tuổi TB 39,8 ± 6,8 tuổi. Điểm trung bình thang PHASe là 89,9 ± 0,9 điểm, cho thấy mức độ nhận thức và thái độ khá tích cực. Thực hành CSSKTC: Giúp người bệnh kiểm soát cân nặng (73,7%); Khuyên dinh dưỡng (87,1%); Khuyên tập thể dục (67,8%); Khuyên biện pháp tránh thai (55,4%). Tự tin lâm sàng: Đánh giá tăng đường huyết (55,5%); Đánh giá hạ đường huyết (64,9%); Hồi sức người bệnh ngừng tim (55,0%). Rào cản chính: NB không quan tâm SKTC (37,6%); Khó khuyên NB kiểm soát cân nặng (66,8%); Khó khuyên tập thể dục (46,1%); Khó khuyên ăn uống lành mạnh (60,9%). Thái độ với thuốc lá: 77,8% cho rằng cần khuyến khích bỏ thuốc; 78,7% nên tư vấn ảnh hưởng thuốc lá; 82,7% đồng ý cấm hút thuốc tại khoa. Nhu cầu đào tạo: CSSK cho NB tâm thần mắc ĐTĐ (89,6%); Quản lý tim mạch (91,6%); Hướng dẫn ăn uống lành mạnh (89,6%); Hướng dẫn tập thể dục an toàn (86,6%); Cai thuốc lá (84,2%); Kiểm soát cân nặng (92,1%); Sức khỏe sinh sản (85,1%); Tư vấn dùng thuốc khi mắc bệnh lý thể chất (94,6%); Phương tiện đào tạo mong muốn: tài liệu hình ảnh/video/web (92,6%); Hình thức đào tạo: trực tiếp và trực tuyến kết hợp (32,7%). Kết luận: Điều dưỡng có nhận thức và thái độ khá tốt về CSSKTC cho người bệnh tâm thần nhưng vẫn còn một số hạn chế về thực hành và sự tự tin lâm sàng. Nhu cầu đào tạo rất cao ở các kỹ năng CSSKTC thực tiễn như quản lý bệnh mạn tính, dinh dưỡng, vận động, và tư vấn thuốc. Các chương trình đào tạo cần được thiết kế đa dạng, sử dụng phương tiện truyền thông trực quan và áp dụng hình thức học trực tiếp – trực tuyến phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Từ khóa: Chăm sóc sức khỏe thể chất, người bệnh tâm thần, điều dưỡng, nhu cầu đào tạo, kiến thức – thái độ – thực hành.
KNOWLEDGE, ATTITUDES, PRACTICES, AND TRAINING NEEDS OF NURSES REGARDING PHYSICAL HEALTH CARE FOR PATIENTS WITH MENTAL DISORDERS AT THE NATIONAL PSYCHIATRIC HOSPITAL NO.1
SUMMARY
Objective: To assess the knowledge, attitudes, practices (KAP), and training needs of nurses regarding physical health care for patients with mental disorders at the National Psychiatric Hospital No.1. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted using structured questionnaires to directly interview 202 nurses working in inpatient clinical departments at the National Psychiatric Hospital No.1 from February to May 2025. The Physical Health Attitude Scale (PHASe) was employed to evaluate the participants. Results: Among the participants, 33.7% were male and 66.3% female, with a mean age of 39,8 ± 6,8 years. The mean PHASe score was 89,9 ± 0,9, indicating a generally positive level of knowledge and attitudes. Practice in physical health care (PHC): Assisted patients in weight control (73,7%); Provided dietary advice (87,1%); Gave exercise recommendations (67,8%); Advised on contraceptive methods (55,4%). Clinical confidence: Assessing hyperglycemia (55,5%); Assessing hypoglycemia (64,9%); Performing cardiopulmonary resuscitation (CPR) for cardiac arrest (55,0%); Main barriers to PHC: Patients not concerned with physical health (37,6%); Difficulty advising patients on weight control (66,8%); Difficulty encouraging exercise (46,1%); Difficulty promoting healthy eating (60,9%); Attitudes toward smoking: 77,8% believed patients should be encouraged to quit smoking; 78,% supported counseling on the health effects of smoking; 82,7% agreed that smoking should be prohibited in wards. Training needs included: Physical care for patients with diabetes (89,6%); Cardiovascular health management (91,6%); Healthy eating interventions (89,6%); Safe and effective exercise guidance (86,6%); Smoking cessation support (84,2%); Weight management (92,1%); Reproductive health care (85,1%); Counseling on medication use for patients with comorbid physical conditions (94,6%); Preferred training formats: Visual and multimedia tools (leaflets, video clips, dedicated websites): 92,6%; Combined in-person and online training: 32,7%. Conclusion: Nurses demonstrated relatively good knowledge and attitudes toward physical health care for patients with mental disorders. However, gaps in practice and clinical confidence remain. There is a high demand for training in practical PHC skills, including chronic disease management, nutrition, physical activity, and medication counseling. Training programs should be diversified, leverage multimedia tools, and integrate both in-person and online learning formats appropriate to hospital conditions.
Keywords: Physical health care, mental disorder patients, nurses, training needs, knowledge-attitude-practice (KAP).
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người bệnh tâm thần có nguy cơ cao mắc các bệnh lý thể chất như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, béo phì và các rối loạn chuyển hóa do nhiều yếu tố như lối sống ít vận động, chế độ ăn không hợp lý, hút thuốc, sử dụng chất gây nghiện, và đặc biệt là tác dụng phụ của thuốc hướng thần – đặc biệt là nhóm thuốc chống loạn thần thế hệ mới [1], [2]. Người ta ước tính rằng tuổi thọ của những người mắc bệnh tâm thần nặng giảm từ 10–25 năm khi có bệnh thể chất đồng mắc [3], [4]. Nguy cơ mắc các bệnh thể chất có tính chất mạn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, bệnh hô hấp và một số bệnh ung thư tăng gấp 2-3 lần ở những người mắc bệnh tâm thần nặng so với những người không mắc các rối loạn này [4].
Mặc dù vậy, các nghiên cứu tại nhiều quốc gia cho thấy sức khỏe thể chất ở người bệnh tâm thần thường bị bỏ quên trong chăm sóc lâm sàng, do nhiều nguyên nhân: định kiến của nhân viên y tế, sự tách biệt giữa chăm sóc tâm thần và chăm sóc thể chất, hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng của điều dưỡng viên trong phát hiện, hướng dẫn và can thiệp kịp thời các vấn đề thể chất [5], [6].
Tại Việt Nam, hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần còn hạn chế, điều dưỡng tâm thần thường bị quá tải công việc, ít được đào tạo chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần [7]. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát đầy đủ kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu đào tạo của điều dưỡng trong lĩnh vực này – đây là khoảng trống cần được quan tâm để nâng cao chất lượng điều trị toàn diện cho người bệnh.
Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, từ đó cung cấp cơ sở dữ liệu thực tiễn cho việc xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
202 Điều dưỡng làm việc tại các khoa lâm sàng có người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
– Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc với người bệnh.
– Điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu.
– Điều dưỡng hết thời gian tập sự.
* Tiêu chuẩn loại trừ
– Điều dưỡng làm công việc hành chính.
– Điều dưỡng không trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc với người bệnh.
– Điều dưỡng đang trong quá trình nghỉ thai sản, nghỉ ốm.
– Điều dưỡng đang công tác tại Khoa điều trị Bắt buộc.
– Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
– Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
– Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2025 đến 5/2025.
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
* Cỡ mẫu trong nghiên cứu:
– Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ các điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
– Tổng số điều dưỡng tại bệnh viện là 294. Sau khi đối chiếu tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, chúng tôi phỏng vấn được 202 điều dưỡng hiện đang trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh tâm thần tại bệnh viện.
* Bộ công cụ nghiên cứu và kĩ thuật thu thập số liệu
Thông tin được thu thập qua bộ câu hỏi có sẵn bao gồm 3 phần:
– Phần 1: Bao gồm các thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
– Phần 2: Thang đánh giá thái độ về sức khỏe thể chất (PHASe) dành cho điều dưỡng chuyên ngành tâm thần.
– Phần 3: Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần.
2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Sử dụng thống kê mô tả được dùng để mô tả các biến như sau: Biến định tính gồm số lượng, tỷ lệ (%), biểu đồ tỷ lệ; biến định lượng gồm giá trị trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm | n | Tỷ lệ % | |
Giới tính | Nam | 68 | 33,7 |
Nữ | 134 | 66,3 | |
Tuổi của ĐTNC
TB±SD: 39,8 ± 6,8 Max: 55 Min: 25 |
25 – 29 tuổi | 104 | 51,5 |
30 – 39 tuổi | 76 | 37,6 | |
40 – 49 tuổi | 21 | 10,4 | |
50 – 55 tuổi | 11 | 5,5 | |
Số năm công tác trong ngành tâm thần
TB±SD: 14,5 ± 6,8 Max: 29 Min: 2 |
≤ 5 năm | 29 | 14,4 |
6 – 15 năm | 89 | 44,1 | |
16 – 25 năm | 75 | 37,1 | |
> 25 năm | 9 | 4,4 |
Nhận xét: Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu 66,3% gần gấp đôi so với nam giới 33,7%. Tuổi trung bình 39,8 ± 6,8 (tuổi), trong đó nhóm tuổi từ 25 – 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 51,5%. Số năm công tác trung bình của điều dưỡng là 14,5 ± 6,8 (năm), nhiều nhất là nhóm công tác từ 6 – 15 năm là 44,1%.
3.2. Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất ở người bệnh tâm thần
3.2.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất ở người bệnh tâm thần
Bảng 2. Điểm trung bình thang đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe thể chất (PHAse) trên đối tượng nghiên cứu
Tên | Điểm trung bình |
Thang đo PHAse | 89,9 ± 0,9 |
Nhận xét:
Điểm trung bình thang trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao 89,9 ± 0,9 điểm.
Bảng 3. Thái độ, thực hành của điều dưỡng đối với việc tham gia chăm sóc sức khỏe thể chất ở người bệnh tâm thần
Đặc điểm | Đồng ý và rất đồng ý (n=202) | Tỷ lệ % | Điểm PHAse
TB ± SD, p |
1. Giúp người bệnh kiểm soát cân nặng | 149 | 73,7 | 3,6 ± 0,8, p=0,06 |
2. Đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng cho NB | 176 | 87,1 | 3,9 ± 0,6, p=0,04 |
4. Khuyên người bệnh tập thể dục | 137 | 67,8 | 2,4 ± 0,9, p=0,07 |
6. Khuyên về cách phòng ngừa bệnh tim | 90 | 44,6 | 3,2 ± 0,9, p=0,06 |
10. Khuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng | 66 | 32,7 | 3,1 ± 0,9, p=0,06 |
11. Khuyên NB nữ về biện pháp tránh thai | 112 | 55,4 | 3,5 ± 0,9, p=0,06 |
17. Tư vấn NB nữ về tầm quan trọng của việc tự khám vú | 90 | 44,6 | 3,2 ± 0,9, p=0,06 |
22. Khuyên NB kiểm tra mắt thường xuyên | 55 | 27,2 | 3,0 ± 0,8, p=0,06 |
25. Tư vấn NB nam về tầm quan trọng của việc tự kiểm tra tinh hoàn | 79 | 39,1 | 3,1 ± 0,9, p=0,06 |
Nhận xét: Việc chăm sóc sức khỏe thể chất ở người bệnh tâm thần, điều dưỡng thực hiện tốt các việc cụ thể như: Giúp người bệnh kiểm soát cân nặng (73,7%); Khuyên dinh dưỡng (87,1%); Khuyên tập thể dục (67,8%); Khuyên biện pháp tránh thai (55,4%).
Bảng 4. Sự tự tin của điều dưỡng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần
Đặc điểm của điều dưỡng | Đồng ý và rất đồng ý (n=202) | Tỷ lệ % | Điểm PHAse
TB ± SD, p |
3. Tự tin đánh giá tăng đường huyết | 112 | 55,5 | 3,5 ± 0,7, p=0,05 |
8. Tự tin đo huyết áp cho NB chính xác | 174 | 86,1 | 4,2 ± 0,8, p=0,05 |
19. Tự tin đánh giá hạ đường huyết | 131 | 64,9 | 3,7 ± 0,6, p=0,04 |
21. Tự tin biết những loại thuốc hướng thần làm tăng nguy cơ tim mạch | 67 | 33,1 | 3,7 ± 0,6, p=0,04 |
24. Tự tin biết thuốc hướng thần gây hại cho mắt | 32 | 15,8 | 3,0 ± 0,6, p=0,04 |
26. Tự tin có thể hồi sức cấp cứu cho một người bệnh bị ngừng tim | 111 | 55,0 | 3,5 ± 0,7, p=0,05 |
Nhận xét:
Sự tự tin của điều dưỡng thực hiện các công việc hàng ngày đối với người bệnh tâm thần bao gồm: Đánh giá tăng đường huyết (55,5%); Đánh giá hạ đường huyết (64,9%); Hồi sức người bệnh ngừng tim (55,0%).
Bảng 5. Rào cản nhận thức đối với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất ở người bệnh tâm thần
Đặc điểm | Đồng ý và rất đồng ý
n=202 |
Tỷ lệ % | Điểm PHAse
TB ± SD, p |
5. Người bệnh tâm thần không quan tâm cải thiện sức khỏe thể chất | 76 | 37,6 | 2,9 ± 1,1
p=0,08 |
9. Rất khó để khuyên người bệnh cách kiểm soát cân nặng | 135 | 66,8 | 3,7 ± 0,7
p=0,05 |
15. Người bệnh tâm thần không có động lực để tập thể dục | 93 | 46,1 | 2,9 ± 0,9
p=0,07 |
18. Rất khó để khuyên người bệnh thực hiện ăn uống lành mạnh | 123 | 60,9 | 3,5 ± 0,9
p=0,06 |
Nhận xét:
Các rào cản mà điều dưỡng gặp phải trong quá trình chăm sóc: NB không quan tâm SKTC (37,6%); Khó khuyên NB kiểm soát cân nặng (66,8%); Khó khuyên tập thể dục (46,1%); Khó khuyên ăn uống lành mạnh (60,9%).
Bảng 6. Thái độ với việc hút thuốc
Đặc điểm thái độ của điều dưỡng | Đồng ý và rất đồng ý
n=202 |
Tỷ lệ % | Điểm PHAse
TB ± SD |
12. Khuyến khích người bệnh bỏ thuốc lá | 157 | 77,8 | 2,1 ± 1,1
p=0,08 |
13. Tư vấn cho người bệnh ảnh hưởng của thuốc lá với sức khỏe | 159 | 78,7 | 3,9 ± 0,9
p=0,07 |
20. Nên cấm người bệnh hút thuốc lá tại tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe | 167 | 82,7 | 4,0 ± 1,1
p=0,08 |
Nhận xét: 77,8% cho rằng cần khuyến khích bỏ thuốc; 78,7% nên tư vấn ảnh hưởng thuốc lá; 82,7% đồng ý cấm hút thuốc tại khoa.
3.2.2. Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần
Bảng 7. Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần
Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng đối với người bệnh tâm thần | Có | Không | ||
n | % | n | % | |
1. CSSK cho người bệnh mắc đái tháo đường | 181 | 89,6 | 21 | 10,4 |
2. Quản lý sức khỏe tim mạch | 185 | 91,6 | 17 | 8,4 |
3. Hướng dẫn ăn uống lành mạnh | 181 | 89,6 | 21 | 10,4 |
4. Hướng dẫn tập thể dục an toàn và hiệu quả | 175 | 86,6 | 27 | 13,4 |
5. Hướng dẫn cai thuốc lá | 170 | 84,2 | 32 | 15,8 |
6. Can thiệp kiểm soát cân nặng | 186 | 92,1 | 16 | 7,9 |
7. Vấn đề sức khỏe sinh sản | 172 | 85,1 | 30 | 14,9 |
8. Tư vấn tâm lý cho người bệnh tâm thần | 191 | 94,6 | 11 | 5,4 |
9. Tư vấn cách sử dụng thuốc khi mắc bệnh lý thể chất | 191 | 94,6 | 11 | 5,4 |
10. Phương tiện đào tạo mong muốn (tờ rơi/clips hình ảnh/videos/website riêng,…) | 187 | 92,6 | 15 | 7,4 |
Hình thức đào tạo mong muốn: trực tuyến và trực tiếp | 66 | 32,7 | 136 | 67,3 |
Nhận xét:
Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bệnh tâm thần là rất cao, tỷ lệ nhu cầu tất cả các mảng kiến thức từ 84,2% – 94,6%, trong đó CSSK cho NB tâm thần mắc ĐTĐ (89,6%); Quản lý tim mạch (91,6%); Hướng dẫn ăn uống lành mạnh (89,6%); Hướng dẫn tập thể dục an toàn (86,6%); Cai thuốc lá (84,2%); Kiểm soát cân nặng (92,1%); Sức khỏe sinh sản (85,1%); Tư vấn dùng thuốc khi mắc bệnh lý thể chất (94,6%); Phương tiện đào tạo mong muốn: tài liệu hình ảnh/video/web (92,6%); Hình thức đào tạo: trực tiếp và trực tuyến kết hợp (32,7%)
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu ghi nhận điểm trung bình thang đo PHASe là 89,9 ± 0,9, cho thấy điều dưỡng có mức độ nhận thức và thái độ khá tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương so với tác giả Yildiz, M & cộng sự (2019) là 80,33 ± 10,14 điểm [8] và cao hơn so với tác giả Wen-Chii Tzeng & cộng sự (2023) là 57,85 ± 7,21 điểm [9]. Thấp hơn Daniel Bressington & cộng sự (2018) [3], điểm PHASe nghiên cứu tại Qatar là 97,89 ± 8,9; Hồng Kông 97,01 ± 11,6; Nhật Bản 93,20 ± 8,29.
Tuy nhiên, khi xem xét thực hành cụ thể, tỷ lệ điều dưỡng tham gia hỗ trợ người bệnh kiểm soát cân nặng (73,7%), khuyên dinh dưỡng (87,1%), khuyên tập thể dục (67,8%) và tư vấn tránh thai (55,4%) vẫn còn chưa đồng đều. Đây là xu hướng đã được ghi nhận trong nghiên cứu của Robson & Haddad (2012) [10] và Tzeng & cộng sự (2023) [11], khi nhân viên y tế có nhận thức tích cực nhưng lại bị giới hạn bởi thiếu thời gian, thiếu tự tin và rào cản từ phía người bệnh.
Về năng lực lâm sàng, tỷ lệ điều dưỡng tự tin trong đánh giá tăng/giảm đường huyết và hồi sức tim phổi chỉ đạt 55–65%, cho thấy sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng cấp cứu và lâm sàng cơ bản – yếu tố quan trọng trong chăm sóc tích hợp giữa tâm thần và thể chất [12].
Các rào cản chủ yếu được ghi nhận là: người bệnh không quan tâm sức khỏe thể chất (37,6%), khó tư vấn kiểm soát cân nặng (66,8%), chế độ ăn (60,9%) và thể dục (46,1%). Điều này khẳng định kết luận của Robson & Gray (2007) rằng người bệnh tâm thần thường có nhận thức kém về sức khỏe thể chất và ít động lực thay đổi hành vi, khiến cho điều dưỡng gặp khó khăn trong công tác tư vấn [5].
Điểm nổi bật trong nghiên cứu là nhu cầu đào tạo rất cao, đặc biệt ở các kỹ năng quản lý bệnh mạn tính như đái tháo đường (89,6%), tim mạch (91,6%), tư vấn dùng thuốc (94,6%), và kiểm soát cân nặng (92,1%). Đây là bằng chứng rõ ràng về nhu cầu thực tiễn chưa được đáp ứng, phù hợp với khuyến nghị của WHO về tăng cường năng lực điều dưỡng trong chăm sóc toàn diện người bệnh tâm thần [12].
Phương tiện đào tạo được ưa thích là tài liệu hình ảnh, video và nền tảng trực tuyến – cho thấy sự sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới trong đào tạo y tế. Hình thức đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến (32,7%) cũng phù hợp với xu hướng phát triển đào tạo điều dưỡng hiện đại.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Điều dưỡng có nhận thức và thái độ khá tốt về CSSKTC cho người bệnh tâm thần nhưng vẫn còn một số hạn chế về thực hành và sự tự tin lâm sàng. Nhu cầu đào tạo rất cao ở các kỹ năng CSSKTC thực tiễn như quản lý bệnh mạn tính, dinh dưỡng, vận động, và tư vấn thuốc. Các chương trình đào tạo cần được thiết kế đa dạng, sử dụng phương tiện truyền thông trực quan và áp dụng hình thức học trực tiếp – trực tuyến phù hợp với điều kiện bệnh viện.
– Cần tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức định kỳ.
– Ưu tiên lồng ghép chăm sóc thể chất trong đào tạo liên tục.
– Tăng cường vai trò lãnh đạo điều dưỡng trong cải thiện chất lượng chăm sóc toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- De Hert M, Physical illness in patients with severe mental disorders. World Psychiatry, 2011. 10(1): p. 52–77.
- Vancampfort D, Diabetes in people with schizophrenia, bipolar disorder and major depressive disorder: a systematic review and large scale meta-analysis. World Psychiatry, 2015. 14(3): p. 339–347.
- Daniel Bressington 1, et al., Physical Health Care for People with Severe Mental Illness: the Attitudes, Practices, and Training Needs of Nurses in Three Asian Countries. International Journal of Environmental Research and Public Health, 2018. 15(2): p. 343.
- World Health Organization, Who guidelines: Management of physical health conditions in adults with severe mental disorders. Geneva: World Health Organization, 2022. 5(94).
- Robson D and Gray R, Serious mental illness and physical health problems: A discussion paper. International Journal of Nursing Studies, 2007. 44(3): p. 457–466.
- Happell B, Nurses’ views on the role of mental health nurses in physical health care for people with serious mental illness. Journal of Clinical Nursing, 2012. 21(3–4): p. 358–367.
- Nguyễn Văn Tuấn, Nhu cầu đào tạo chăm sóc sức khỏe toàn diện ở điều dưỡng tâm thần. Tạp chí Y học Việt Nam, 2020. 488(2): p. 27–32.
- Yildiz, M. and F. Gokdogan, Mental health nurses’ attitudes towards the physical health of people with severe mental illness: A Turkish study. Journal of Psychiatric and Mental Health Nursing, 2019. 26(5-6): p. 146–154.
- Wen-Chii Tzeng a, et al., Physical health attitude scale among mental health nurses in Taiwan: Validation and a cross-sectional study. Heliyon, 2023. 9(6): p. e17446.
- Robson, D. and M. Haddad, Mental health nurses’ attitudes towards the physical health care of people with severe and enduring mental illness: The development of a measurement tool. Int. J. Nurs. Stud, 2012. 49: p. 72–83.
- Tzeng, W.C., et al., Physical health attitude scale among mental health nurses in Taiwan: Validation and a cross-sectional study. Heliyon, 2023. 9(6): p. e17446.
- World Health Organization, Mental Health Atlas 2020. . Geneva: World Health Organization, 2021.
Viết bài: Điều dưỡng chuyên khoa 1 Tạ Thị Thêm
Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế
- Đại hội đại biểu Công đoàn cơ sở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2023-2028.
- Sinh hoạt khoa học tháng 5.
- Đoàn thể thao Bệnh Viện Tâm Thần Trung ương 1 (BVTTTW1) tham gia Chung kết Hội thao Ngành Y tế …
- Liên hoan văn nghệ quần chúng khối thi đua số 7 chào mừng Đại hội công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Y tế Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028.
- Mời báo giá: Cung cấp máy vi tính, máy in và thiết bị công nghệ thông tin.
- Công tác giảng dạy, hướng dẫn lâm sàng tại khoa Bán cấp tính nữ.