CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ TRONG MÔI TRƯỜNG Y TẾ.
- ĐẶT VẤN ĐỀ.
Tự kỷ (rối loạn phổ tự kỷ – Autism spectrum disorder, viết tắt là ASD) là một hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ em, bao gồm những khiếm khuyết nặng nề về khả năng tương tác xã hội, giao tiếp và những quan tâm, hoạt động bó hẹp, định hình. Rối loạn phổ tự kỷ thường bắt đầu từ thời thơ ấu với các triệu chứng biểu hiện sớm trong năm đầu đời. Có một số ít trẻ phát triển bình thường trong giai đoạn trước 12 tháng tuổi nhưng đến khoảng 18 – 24 tháng tuổi có biểu hiện thoái triển trước khi các triệu chứng tự kỷ biểu hiện rõ. Trẻ tự kỷ định hình có thể bị rối loạn nhiều kỹ năng phát triển như: tự chăm sóc, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, quan hệ xã hội, hành vi, cảm xúc, trí tuệ. Hơn thế, khi các biểu hiện tự kỷ ở trẻ không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời sẽ trở nên nghiêm trọng hơn cho đến tuổi trưởng thành.
Hiện nay, rối loạn phổ tự kỷ không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chứng tự kỷ cũng được xem là rối loạn phát triển mạn tính, có thể kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của trẻ. Dù không có cách chữa trị đặc hiệu nhưng nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng hướng, trẻ ASD có nhiều cơ hội cải thiện hòa nhập, thích nghi và có thể sống tự lập, thậm chí thành công ở tuổi trưởng thành. Trong đó, giai đoạn vàng cho can thiệp và điều trị là giai đoạn trước 3 đến 5 tuổi.
Tập vận động tinh và phát triển nhận thức cho trẻ ASD.
Chăm sóc, hỗ trợ trẻ tự kỷ cần kiên trì, linh hoạt và tỉ mỉ do đó ngoài việc sử dụng thuốc – chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học thì vai trò của người nhà, đặc biệt là người chăm sóc chính rất quan trọng.
- CÁC NỘI DUNG CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ.
- Chăm sóc trẻ tự kỷ trong môi trường y tế.
Chăm sóc trẻ ASD đòi hỏi nhân viên y tế phải áp dụng những kỹ năng “đặc biệt” nhằm đáp ứng nhu cầu mang tính cá thể của trẻ. Nghiên cứu của Mahoney và cộng sự (2021) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ các đặc điểm riêng của từng trẻ tự kỷ để áp dụng các phương pháp chăm sóc phù hợp. Ở đó, nhân viên y tế cần được đào tạo cơ bản để nhận biết các dấu hiệu đặc thù của ASD, từ đó áp dụng các phương pháp giao tiếp hiệu quả, tránh làm trẻ lo lắng hoặc kích động trong quá trình trị liệu.
- Một số tiêu chí và phương pháp hỗ trợ trẻ ASD:
2.1. Điều dưỡng viên có kỹ năng giao tiếp và xây dựng môi trường an toàn cho trẻ.
Giao tiếp với trẻ ASD có thể gặp nhiều khó khăn do khả năng tương tác xã hội hạn chế của trẻ. Theo Mughal và cộng sự (2022), các phương pháp giao tiếp cần linh hoạt bao gồm cả việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh hoặc các công cụ hỗ trợ trực quan. Xây dựng một môi trường an toàn và thân thiện cho trẻ, hạn chế các yếu tố gây xao lãng hoặc căng thẳng cũng rất quan trọng, giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn khi tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe và giáo dục chuyên biệt tại đây.
Dậy trẻ ASD kỹ năng tự chăm sóc, phục vụ.
2.2. Đảm bảo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho trẻ.
Trẻ ASD thường cảm thấy căng thẳng trong môi trường y tế do không quen thuộc với không gian và các quy trình. Davico và cộng sự (2023) gợi ý rằng các nhân viên y tế nên thiết lập quy trình chăm sóc ổn định, nhẹ nhàng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thao tác y tế nào. Việc duy trì mối quan hệ gần gũi và tin tưởng với trẻ giúp trẻ dễ dàng hợp tác hơn và giảm thiểu căng thẳng trong quá trình trị liệu.
Kỹ thuật điều hòa cảm giác – Phát triển xúc giác, thư giãn cho trẻ ADS.
2.3. Nâng cao vai trò của gia đình trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ tự kỷ.
Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ tiếp cận dịch vụ y tế và duy trì quá trình chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Các bậc phụ huynh không chỉ cần kiến thức cơ bản về chăm sóc y tế mà còn phải hiểu rõ các nhu cầu riêng của con mình. Sự tham gia tích cực của phụ huynh trong quá trình điều trị có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, từ đó tăng khả năng hợp tác và hiệu quả của các can thiệp y tế.
Một buổi truyền thông, tư vấn phụ huynh/người chăm sóc cách hỗ trợ trẻ ASD tại nhà.
2.4. Phối hợp liên ngành.
Chăm sóc trẻ tự kỷ hiệu quả đòi hỏi nhân viên y tế cần được đào tạo chuyên sâu cơ bản và hiểu rõ về các đặc điểm riêng của ASD. Các nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp liên ngành, bao gồm các chuyên gia về tâm lý, điều dưỡng và giáo dục nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện. Sự phối hợp này giúp nhân viên y tế đưa ra các phương pháp tiếp cận linh hoạt, phù hợp với tình trạng cụ thể của từng trẻ tự kỷ, từ đó tối ưu hóa hiệu quả chăm sóc và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.
Ví dụ về các hoạt động chăm sóc theo tuần cho trẻ ASD điều trị nội trú:
Ngày 1: An toàn và tạo cảm giác thân thiện.
Thời gian | Hoạt động | Mục tiêu | Người thực hiện |
8 h – 9 h | Chào buổi sáng, thăm khám lâm sàng, kiểm tra các chỉ số sinh tồn | Đánh giá tình trạng sức khỏe ban đầu. |
-BS – Điều dưỡng |
Tạo không gian an toàn, loại bỏ vật dụng có thể gây thương tích | Đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ. | ||
Trò chuyện với trẻ, hỏi thăm và quan sát phản ứng của trẻ | Tạo sự thân thiện, khuyến khích giao tiếp. | ||
9h – 10h/10h30 | Hoạt động trị liệu chuyên biệt | Phát triển ngôn ngữ, nhận thức, kỹ năng… | CBTL/ĐD/KTV |
10:30 – 11:00 | Hướng dẫn trẻ rửa tay và chuẩn bị ăn trưa | Đào tạo cho trẻ thực hiện kỹ năng tự chăm sóc. |
CBTL/ĐD/KTV |
14h – 16h | Xây dựng góc chơi an toàn, cung cấp đồ chơi ưa thích | Tạo không gian vui chơi lành mạnh, giảm xung động. giảm các hoạt động 1 mình, đơn điệu |
CBTL/ĐD/KTV |
Gặp gỡ gia đình, hướng dẫn cách hỗ trợ trẻ trong môi trường bệnh viện | Phối hợp chăm sóc với gia đình. |
CBTL/ĐD/KTV |
|
20h | Thời gian thư giãn trước khi ngủ, đọc truyện cho trẻ | Tạo cảm giác an toàn và thân thiện, chuẩn bị cho giấc ngủ. | Phụ huynh/người CS trẻ |
Ngày 2: Tăng cường tương tác xã hội và cảm xúc.
Thời gian | Hoạt động | Mục tiêu | Người thực hiện |
8 – 10h30 | Chào buổi sáng, kiểm tra các chỉ số sinh tồn | Đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ | – Đ D
– CBTL |
Khuyến khích trẻ chào hỏi và giao tiếp bằng mắt với điều dưỡng/KTV | Tăng cường khả năng giao tiếp xã hội. | – Đ D
– CBTL – KTV |
|
Trò chơi đóng vai để mô phỏng cảm xúc (vui, buồn, tức giận) | Giúp trẻ nhận diện cảm xúc cơ bản. |
CBTL/ĐD/KTV |
|
10:30 – 11:00 | Khuyến khích trẻ tự chọn món ăn và rửa tay trước khi ăn | Tăng khả năng tự lập và ý thức tự chăm sóc. | – CBTL
– Đ D – Phụ huynh/người chăm sóc trẻ |
14:00 – 16:00 | Các kỹ thuật can thiệp chuyên biệt:
-Thực hành gọi tên các bộ phận cơ thể qua hình ảnh và gương |
Tăng cường nhận thức bản thân của trẻ. |
– CBTL/ĐD/KTV |
-Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi đơn giản trong quá trình chơi, tương tác | Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và giao tiếp hồi đáp. | ||
-Trò chơi vận động phù hợp tuổi | Đào tạo các kỹ năng chơi | ||
20h | Thư giãn trước khi ngủ với hoạt động massage nhẹ | Giảm căng thẳng, chuẩn bị cho giấc ngủ tốt hơn. | Phụ huynh/Người chăm sóc trẻ. |
Ngày 3: Phát triển kỹ năng giao tiếp và kiểm soát cảm xúc.
Thời gian | Hoạt động | Mục tiêu | Người thực hiện |
8h – 10:30 | Chào buổi sáng, kiểm tra các chỉ số sinh tồn | Đánh giá tình trạng sức khỏe. |
BS + ĐD |
Khuyến khích giao tiếp bằng mắt, cười và lắng nghe nhạc | Tập khả năng quan sát, phát triển cảm xúc, biểu cảm… |
CBTL/ĐD/KTV |
|
Trò chơi cảm xúc (bằng hình ảnh và biểu tượng khuôn mặt) | Nhận diện cảm xúc của bản thân và người khác. |
CBTL/ĐD/KTV |
|
Các hoạt động trị liệu phối hợp phù hợp khác | Theo cá thể từng trẻ ASD | CBTL/ĐD/KTV | |
10h30 – 11h | Hướng dẫn trẻ rửa tay và tự sắp xếp khay ăn trưa | Thực hành kỹ năng tự lập cơ bản. |
ĐD/KTV |
14h – 16h | Thực hành đếm và sắp xếp đồ vật, sử dụng biểu tượng cảm xúc | Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý và nhận biết đồ vật |
CBTL/ĐD/KTV |
Đọc truyện với các biểu cảm, khuyến khích trẻ mô tả cảm xúc của nhân vật | Rèn luyện kỹ năng nhận diện và diễn đạt cảm xúc, giao tiếp | ||
20h | Massage thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. | Tạo sự thoải mái, thư giãn, tăng cường chất lượng giấc ngủ |
Phụ huynh/Người chăm sóc trẻ. |
Ngày 4: Tăng cường tự chăm sóc và rèn luyện kỹ năng sinh hoạt.
Thời gian | Hoạt động | Mục tiêu | Người thực hiện |
8h – 11h | Chào buổi sáng, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn | Đánh giá tình trạng sức khỏe. |
BS + ĐD |
Thực hành rửa mặt, chải răng và chọn quần áo với sự hướng dẫn | Tăng khả năng tự lập trong sinh hoạt cá nhân. |
CBTL – Đ D – Phụ huynh/người chăm sóc trẻ |
|
Trò chơi vận động nhẹ, nhảy múa và hát cùng | Khuyến khích vận động, tương tác và vui chơi lành mạnh. | ||
Các KT can thiệp chuyên biệt khác | Theo cá thể từng trẻ ASD | ||
Khuyến khích trẻ tự chọn và ăn trưa, động viên mỗi khi trẻ hoàn thành | Khuyến khích ăn uống tự lập và đúng cách. | ||
14h – 16h | Trò chơi tập thể với điều dưỡng và gia đình, thúc đẩy giao tiếp xã hội | Tăng cường kỹ năng xã hội và phối hợp nhóm. |
CBTL/ĐD/KTV |
Giới thiệu trò chơi đối tượng cụ thể và đồ chơi có tính sáng tạo | Tăng khả năng nhận biết và tập trung. | ||
20h | Thư giãn với một số hoạt động như vẽ tranh, đọc truyện, kể chuyện… chuẩn bị cho giấc ngủ | Thúc đẩy tư duy sáng tạo và giảm căng thẳng. |
Phụ huynh/Người chăm sóc trẻ. |
Ngày 5: Đánh giá và tư vấn gia đình.
Thời gian | Hoạt động | Mục tiêu | Người thực hiện |
8h – 11h | Chào buổi sáng, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn | Đánh giá tình trạng sức khỏe trong tuần qua |
– BS – ĐD |
Trò chuyện với trẻ về các hoạt động yêu thích | Đánh giá khả năng tương tác và cảm xúc. | CBTL/ĐD/KTV | |
Hướng dẫn gia đình các kỹ năng hỗ trợ giao tiếp và cảm xúc cho trẻ | Tạo tiền đề cho gia đình tiếp tục chăm sóc tại nhà. | – CBTL
– Đ D – Phụ huynh/người chăm sóc trẻ |
|
Tư vấn phụ huynh/người CS về cách chăm sóc hỗ trợ trẻ tại nhà và chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ | Cung cấp cho phụ huyng/Người CS trẻ ASD kiến thức và kỹ năng về chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp |
– BS – CBTL |
|
14h – 16h | – Hướng dẫn phụ huynh/người CS trẻ các bài tập xúc giác để phát triển cảm giác cho trẻ
– Hướng dẫn phụ huynh/người CS trẻ các bài tập nhận thức để phát triển nhận thức cho trẻ -Tư vấn phụ huynh/người CS trẻ quản lý hành vi của trẻ tại nhà |
Trang bị cho phụ huynh/ người CS trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng hỗ trợ trẻ. |
– CBTL – Đ D – Phụ huynh/người chăm sóc trẻ |
-Đánh giá tiến bộ của trẻ trong tuần/đợt trị liệu. | Nhận định kết quả đạt được và lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo | – BS
– CBTL – KTV |
III. KẾT LUẬN:
Trẻ tự kỷ/Rối loạn phổ tự kỷ cần được chăm sóc và can thiệp sớm, can thiệp đúng cách. Chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời, toàn diện và kiên trì trẻ có thể tiến bộ tốt, phát triển tương đối bình thường và hòa nhập được với môi trường gia đình, nhà trường và xã hội cũng như cơ hội cho khả năng sống độc lập khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Để đạt được những mục tiêu đó thì việc điều trị, can thiệp chuyên biệt và hỗ trợ trẻ ASD cần sự phối hợp đồng bộ, lâu dài, khoa học của các bác sỹ chuyên khoa, nhân viên y tế, nhà tâm lý, nhà giáo dục và người chăm sóc trẻ.
Viết bài: ĐDCK I. Lê Thị Tuyết – Khoa TLLS
Tài liệu tham khảo:
- Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Nuôi Con Bị Tự Kỷ, Nxb Bamboo, Australia.
- Câu lạc bộ gia đình có trẻ tự kỷ, Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục
- http://benhviennhitrunguong.org.vn/huong-dan-cach-cham-soc-tre-tu-ky.html
4. http://benhviennhitrunguong.org.vn/tim-hieu-tre-tu-ky-va-huong-giai-quyet-2.html
5. Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ – Tài liệu tham khảo của Bộ Y tế.
- Đại hội đại biểu Công đoàn cơ sở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2023-2028.
- Mời báo giá: Cung cấp vật tư thay thế, sửa chữa hệ thống xử lý nước sạch.
- Hỗ trợ chuyên môn tại tỉnh Hà Giang.
- TỔNG QUAN VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
- Mời báo giá: Làm thẻ đeo ngực viên chức và người lao động tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 1.
- Mời bào giá bộ micropipet 1 kênh cố định