Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 năm 2025. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp 65 người bệnh được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu tại khoa phòng nơi người bệnh nằm điều trị. Kết quả: 100% người bệnh là nam giới; nhóm tuổi phổ biến nhất là từ 51–60 (38,5%). Thời gian sử dụng rượu trên 15 năm chiếm 36,9%. Trước nhập viện, 83,1% người bệnh uống từ 500–1000 ml/ngày. Một số biểu hiện lâm sàng thường gặp: tiếp xúc được (98,5%), trang phục gọn gàng (83,1%), căng thẳng (50,8%), ảo giác (38,5%), đi loạng choạng (33,8%), run tay kèm vã mồ hôi (52,3%). Về chăm sóc, 100% điều dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn và giám sát sử dụng thuốc; 84,6% thường xuyên hỏi thăm bệnh; 75,4% hướng dẫn vệ sinh cá nhân; 47,7% động viên tinh thần người bệnh; 32,3% tư vấn chế độ ăn; 10,8% hướng dẫn phục hồi chức năng. Sự hài lòng của người bệnh và người nhà về chăm sóc điều dưỡng đạt 61,5%; hài lòng với dịch vụ nội trú đạt 72,3%; mức đánh giá “rất tốt” là 27,7%, “tốt” 69,2%. Kết luận: Người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu chủ yếu là nam, trung niên, sử dụng rượu kéo dài và có nhiều biểu hiện lâm sàng phức tạp. Công tác chăm sóc của điều dưỡng đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản, song cần tăng cường các hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc tinh thần và phục hồi chức năng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện.

Từ khóa: Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, chăm sóc điều dưỡng, sử dụng rượu có hại, điều dưỡng tâm thần, can thiệp điều dưỡng, hài lòng người bệnh.

CURRENT STATE OF CARE FOR PATIENTS WITH MENTAL AND BEHAVIORAL DISORDERS CAUSED BY ALCOHOL USE AT NATIONAL PSYCHIATRIC HOSPITAL No 1

SUMMARY

Objective: To describe the current status of nursing care for patients with mental and behavioral disorders due to alcohol use at the National Psychiatric Hospital No 1 in 2025. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted through direct interviews with 65 inpatients diagnosed with mental and behavioral disorders due to alcohol use at the National Psychiatric Hospital No 1. Results: All participants were male; the most common age group was 51–60 years (38,5%). Duration of alcohol use over 15 years accounted for 36,9%. Before admission, 83,1% of patients consumed between 500–1000 ml of alcohol per day. Common clinical manifestations included: appropriate communication (98,5%), neat appearance (83,1%), psychological tension (50,8%), hallucinations (38,5%), unsteady gait (33,8%), and hand tremors with sweating (52,3%). Regarding nursing care, 100% of nurses monitored vital signs and supervised medication administration; 84,6% regularly inquired about patients’ conditions; 75,4% guided personal hygiene; 47,7% provided emotional support; 32,3% offered nutritional counseling; and 10,8% gave rehabilitation instructions. Patient and family satisfaction with nursing care was 61,5%, and satisfaction with inpatient services was 72,3%. Overall nursing care was rated as “very good” by 27,7% and “good” by 69,2%. Conclusion: Patients with alcohol-induced mental and behavioral disorders were predominantly middle-aged males with long-term alcohol use and complex clinical symptoms. Nursing care met essential standards, but there is a need to strengthen health education, psychological support, and rehabilitation to improve the quality of comprehensive care.

Keywords: Alcohol-related mental and behavioral disorders; psychiatric nursing care; alcohol use disorder; inpatient mental health; nurse-patient interaction; nursing satisfaction.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu là nhóm bệnh phổ biến trong tâm thần học, đặc trưng bởi sự suy giảm nhận thức, cảm xúc, hành vi và khả năng xã hội hóa do hậu quả của việc lạm dụng rượu kéo dài. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 283 triệu người trên toàn cầu mắc rối loạn sử dụng rượu, chiếm 5,1% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [1].

Tại Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành sử dụng rượu bia ở mức nguy hại đang có xu hướng gia tăng. Báo cáo của Bộ Y tế năm 2022 cho thấy, có đến 44,2% nam giới trưởng thành uống rượu bia ở mức nguy cơ cao, góp phần gia tăng gánh nặng bệnh tật do rối loạn tâm thần liên quan rượu [2]. Phạm Văn Tình và cộng sự (2020) tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần do rượu chiếm 22,8% trong tổng số ca nhập viện tâm thần [3]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và cộng sự (2021), phần lớn bệnh nhân là nam giới, độ tuổi 40–60, có tiền sử sử dụng rượu kéo dài trên 10 năm [4].

Người bệnh rối loạn tâm thần do rượu không chỉ đối mặt với các triệu chứng tâm thần (ảo giác, kích động, rối loạn trí nhớ, cảm xúc không ổn định…) mà còn kèm theo nhiều rối loạn thực thể như run tay, mất ngủ, suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng gan, thận. Việc chăm sóc người bệnh này đòi hỏi điều dưỡng không chỉ theo dõi triệu chứng lâm sàng mà còn đảm bảo giám sát sử dụng thuốc, hỗ trợ vệ sinh cá nhân, động viên tinh thần và giáo dục sức khỏe nhằm giảm tái phát và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh [5].

Chăm sóc điều dưỡng cho đối tượng này gặp nhiều thách thức do người bệnh thường có hành vi mất kiểm soát, kém hợp tác, dễ kích động hoặc suy kiệt thể chất. Việc giám sát dùng thuốc, hướng dẫn vệ sinh cá nhân, tư vấn phòng ngừa tái phát là các nội dung chăm sóc quan trọng [6]. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh viện, các hoạt động chăm sóc tinh thần, tư vấn, phục hồi chức năng còn hạn chế, chưa được chuẩn hóa và đầu tư đúng mức. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: 65 người bệnh được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu theo ICD-10 điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 từ tháng 11/2024 – 4/2025.

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

+ Tất cả người bệnh được chẩn đoán rối loạn thần tâm thần và hành vi do sử dụng rượu theo ICD-10;

+ Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng giao tiếp.

* Tiêu chuẩn loại trừ

+ Người bệnh chưa được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu theo ICD-10;

+ Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, phỏng vấn tại thời điểm sau 2 – 3 tuần người bệnh vào viện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từng người bệnh/người nhà người bệnh tại khoa phòng nơi người bệnh nằm điều trị.

* Cỡ mẫu trong nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu khi biết tỉ lệ trong quần thể:

n = Z21-α/2 p (1-p) = 1,96 *0,85(1-0,85 ≈ 55,5
d2              (0.1)2

Làm tròn lên: n = 56.

Để dự phòng sai số, mẫu tăng thêm khoảng 15%:

56+56×0,15=64,4⇒n=64,4⇒n=65. Mẫu tối thiểu cần thu thập là 65 người bệnh.

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của Phạm Văn Tình và cộng sự (2020) tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 [3], tỷ lệ điều dưỡng theo dõi sát tình trạng người bệnh loạn thần do rượu là 82,5%. Chọn 𝑝=0,825.

α= 0,05 là mức ý nghĩa thống kê.

Z2(1-α/2) = 1,96 là giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị α= 0,05.

d là khoảng sai lệch mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể. Ở đây chọn d=0,1.

* Cách lấy mẫu: thuận tiện đến khi đủ số lượng tối thiểu. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu được tổng số 65 phiếu thỏa mãn.

2.3. Bộ công cụ

– Bệnh án nghiên cứu của người bệnh;

– Phiếu thu thập thông tin người bệnh gồm 2 phần:

+ Phần 1: Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu

+ Phần 2: Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu của điều dưỡng, gồm 15 câu hỏi liên quan đến các nội dung điều dưỡng thực hiện chăm sóc người bệnh.

2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Phân tích thống kê mô tả: tính tần số, tỷ lệ phần trăm (%), trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) cho các biến định lượng và định tính.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng tham gia phỏng vấn

Đặc điểm n=65 Tỷ lệ %
Giới tính Nam 65 100
Tuổi người bệnh

 

31 – 40 tuổi 8 12,3
41 – 50 tuổi 20 30,8
51 – 60 tuổi 25 38,5
> 60 tuổi 12 18,5
Thời gian mắc bệnh ≤ 5 năm 45 69,2
6 – 10 năm 8 12,3
> 10 năm 12 18,5
Thời gian người bệnh uống rượu Dưới 5 năm 5 7,7
Từ 5 – 10 năm 23 35,4
Từ 10 – 15 năm 13 20,0
Trên 15 năm 24 36,9
Lượng rượu uống < 500ml/ngày 9 13,8
500 – ≤1000ml/ngày 54 83,1
> 1000ml/ngày 2 3,1

Nhận xét:

Nhóm tuổi của người bệnh nhiều nhất là khoảng từ 51 – 60 tuổi 38,5%; thấp nhất là nhóm từ 31 – 40 tuổi 12,3%.

Thời gian mắc bệnh dưới 5 năm chiếm nhiều nhất 69,2%; khoảng 6 – 10 năm thấp nhất là 12,3%.

Thời gian người bệnh uống rượu nhiều nhất là trên 15 năm 36,9%; thấp nhất là dưới 5 năm 7,7%.

Lượng rượu uống trong ngày nhiều nhất là 500 – ≤1000ml/ngày 83,1%; ít nhất là > 1000ml/ngày 3,1%.

Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu

STT Đặc điểm lâm sàng n=65 %
1 Tiếp xúc Được 64 98,5
Tiếp xúc hạn chế 1 1,5
2 Trang phục Gọn gàng 54 83,1
Kém gọn gàng 11 16,9
3 Cảm xúc Buồn chán 2 3,1
Cáu gắt 19 29,2
Căng thẳng 33 50,8
Sợ hãi 1 1,5
Vui vẻ 2 3,1
Không ổn định 3 4,6
Phù hợp 5 7,7
4 Da, niêm mạc Hồng hào 57 87,7
Nhợt 8 12,3
5 Rối loạn tri giác Ảo giác 25 38,5
Ảo tưởng 3 4,6
Tri giác sai thực tại 3 4,6
Bình thường 34 52,3
6 Đi loạng choạng 22 33,8
Không 43 66,2
7  

Dấu hiệu thần kinh thực vật (TKTV)

Run tay, vã mồ hôi 34 52,3
Vã mồ hôi 14 21,5
Buồn nôn, nôn 2 3,1
Không 15 23,1
8 Trí nhớ của người bệnh Có biểu hiện quên 18 27,7
Bình thường 47 72,3
9 Trí tuệ Sa sút trí tuệ 4 6,2
Bình thường 61 93,8

 

Nhận xét:

Các biểu hiện thường gặp gồm: Tiếp xúc được: 98,5%; Trang phục gọn gàng: 83,1%; Căng thẳng: 50,8%; Ảo giác: 38,5%; Cáu gắt: 29,2%; Đi loạng choạng: 33,8%; Run tay và vã mồ hôi: 52,3%; Trí nhớ bình thường: 72,3%; quên: 27,7%; Sa sút trí tuệ: 6,2%.

3.2. Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu

Bảng 3. Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu

TT Chăm sóc điều dưỡng n %
1 Điều dưỡng viên đo mạch, huyết áp, cân nặng cho NB và giám sát sử dụng thuốc 65 100
2 ĐDV thường xuyên đến hỏi về tình trạng bệnh của NB Theo dõi thường xuyên 55 84,6
Theo dõi nhưng không thường xuyên 10 15,4
3 ĐDV hướng dẫn chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB 49 75,4
Không 16 24,6
4 ĐDV hỗ trợ chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB Hỗ trợ NB vệ sinh cá nhân 51 78,5
Hướng dẫn NB tự vệ sinh 14 21,5
 

5

ĐDV thường xuyên động viên tinh thần NB Có động viên tinh thần NB 31 47,7
Không động viên tinh thần NB 34 52,3
6 ĐDV tư vấn về chế độ ăn cho NB 21 32,3
Không 44 67,7
7 ĐDV trực tiếp hướng dẫn chăm sóc PHCN cho NB 7 10,8
Không 58 89,2
8 Việc nắm bắt thông tin truyền thông của NB và người nhà về tác hại của rượu Truyền miệng 8 12,3
Truyền hình, đài phát thanh 1 1,5
Tờ rơi 4 6,2
Nhân viên y tế 52 80,0

Nhận xét:

Tất cả điều dưỡng đều theo dõi dấu hiệu sinh tồn và giám sát dùng thuốc. Các hoạt động khác gồm: Hỏi thăm bệnh: 84,6%; Hướng dẫn vệ sinh cá nhân: 75,4%; Động viên tinh thần: 47,7%; Tư vấn chế độ ăn: 32,3%; Hướng dẫn phục hồi chức năng: 10,8%; Truyền thông về tác hại rượu cho người bệnh/người nhà: 80%.

3.3. Mức độ hài lòng của người bệnh với điều dưỡng viên, dịch vụ chăm sóc và điều trị tại bệnh viện

Bảng 4. Mức độ hài lòng của người bệnh với điều dưỡng viên, dịch vụ chăm sóc và điều trị tại bệnh viện

TT Chăm sóc điều dưỡng n %
1 Bác/người nhà bác có thấy hài lòng với việc CS của ĐDV tại khoa đang điều trị không? Chưa hài lòng 25 38,5
Hài lòng 40 61,5
 

2

Bác/người nhà bác có thấy hài lòng với các dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh viện không? Hài lòng 47 72,3
Chưa hài lòng 18 27,7
3 Bác cảm thấy sự CS của ĐDV tại khoa điều trị như thế nào? Rất tốt 18 27,7
Tốt 45 69,2
Chưa tốt 2 3,1

Nhận xét:

Người bệnh hài lòng với chăm sóc điều dưỡng: 61,5%; Hài lòng với điều trị nội trú: 72,3%; Đánh giá “rất tốt” về chăm sóc điều dưỡng: 27,7%; “tốt”: 69,2%; “chưa tốt”: 3,1%.

IV. BÀN LUẬN

Kết quả cho thấy 100% người bệnh là nam giới, độ tuổi phổ biến từ 41 đến 60 tuổi (chiếm 69,3%). Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây, cho thấy nam giới là nhóm sử dụng rượu ở mức nguy hại cao hơn đáng kể so với nữ giới [1]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Văn Tình và cộng sự (2020) cũng ghi nhận tỷ lệ người bệnh rối loạn tâm thần do rượu là nam giới chiếm gần như tuyệt đối (97,6%), chủ yếu trong độ tuổi lao động [3].

Thời gian sử dụng rượu kéo dài (>15 năm) ở 36,9% trường hợp phản ánh quá trình sử dụng rượu mạn tính đóng vai trò chính trong sinh bệnh học của rối loạn này. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và cộng sự (2021) cũng cho thấy trung bình người bệnh sử dụng rượu trên 12 năm trước khi xuất hiện triệu chứng tâm thần. Điều này nhấn mạnh vai trò của phát hiện sớm và can thiệp sớm trong phòng ngừa bệnh lý tâm thần liên quan đến rượu [4].

Biểu hiện lâm sàng đa dạng, trong đó nổi bật là triệu chứng tâm thần (ảo giác 38,5%, căng thẳng 50,8%, cáu gắt 29,2%), rối loạn vận động (run tay và vã mồ hôi 52,3%, đi loạng choạng 33,8%) và rối loạn trí nhớ (27,7%). Các triệu chứng này phù hợp với hội chứng cai rượu, loạn thần cấp và hội chứng Wernicke-Korsakoff thường gặp ở người bệnh nghiện rượu lâu năm (Schuckit, 2014; Rehm et al., 2009) [7], [8].

Nghiên cứu ghi nhận điều dưỡng thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản như theo dõi dấu hiệu sinh tồn (100%), giám sát dùng thuốc (100%), hỏi thăm tình trạng bệnh (84,6%) và hỗ trợ vệ sinh cá nhân (75,4%). Điều này cho thấy năng lực chăm sóc ban đầu được duy trì đồng đều, tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân (2019) tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội [6].

Tuy nhiên, các nội dung nâng cao như động viên tinh thần (chỉ 47,7%), tư vấn chế độ ăn (32,3%) và đặc biệt là hướng dẫn phục hồi chức năng (10,8%) vẫn còn hạn chế. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: quá tải công việc, thiếu điều dưỡng chuyên sâu về tâm thần học, chưa có quy trình chuẩn hóa cho hoạt động phục hồi chức năng tâm thần. Nghiên cứu của Vũ Thị Dung (2022) cũng cho thấy tỷ lệ điều dưỡng chủ động tư vấn cho người bệnh rối loạn tâm thần chỉ đạt dưới 40% [9].

Mức độ hài lòng về chăm sóc điều dưỡng đạt 61,5%, và với dịch vụ điều trị nội trú là 72,3%. Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Hồng Vân (2019) tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (hài lòng >80%). Điều này cho thấy công tác chăm sóc tại bệnh viện cần được cải thiện, đặc biệt trong các khía cạnh giao tiếp, hỗ trợ tinh thần và giáo dục sức khỏe. Tăng cường huấn luyện kỹ năng mềm và can thiệp tâm lý cho điều dưỡng là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện [6].

V. KẾT LUẬN

100% người bệnh là nam giới; nhóm tuổi phổ biến nhất là từ 51–60 (38,5%). Thời gian sử dụng rượu trên 15 năm chiếm 36,9%. Trước nhập viện, 83,1% người bệnh uống từ 500–1000 ml/ngày. Một số biểu hiện lâm sàng thường gặp: tiếp xúc được (98,5%), trang phục gọn gàng (83,1%), căng thẳng (50,8%), ảo giác (38,5%), đi loạng choạng (33,8%), run tay kèm vã mồ hôi (52,3%). Về chăm sóc, 100% điều dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn và giám sát sử dụng thuốc; 84,6% thường xuyên hỏi thăm bệnh; 75,4% hướng dẫn vệ sinh cá nhân; 47,7% động viên tinh thần người bệnh; 32,3% tư vấn chế độ ăn; 10,8% hướng dẫn phục hồi chức năng. Sự hài lòng của người bệnh và người nhà về chăm sóc điều dưỡng đạt 61,5%; hài lòng với dịch vụ nội trú đạt 72,3%; mức đánh giá “rất tốt” là 27,7%, “tốt” 69,2%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. World Health Organization. (2018). Global status report on alcohol and health 2018. Geneva: WHO Press.
  2. Bộ Y tế. (2022). Báo cáo quốc gia về phòng chống tác hại của rượu bia năm 2022. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
  3. Phạm Văn Tình, Nguyễn Thị Hường, & cộng sự. (2020). Tỷ lệ rối loạn tâm thần do rượu tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Y học, 127(6), 88–93.
  4. Nguyễn Thị Lan, Lê Đức Hạnh, & cộng sự. (2021). Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tái nhập viện ở bệnh nhân rối loạn sử dụng rượu. Tạp chí Y học thực hành, 112(3), 58–62.
  5. Nguyễn Văn Tuấn, & cộng sự. (2021). Khó khăn trong chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu. Tạp chí Y học Việt Nam, 498(2), 45–49.
  6. Nguyễn Thị Hồng Vân. (2019). Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn loạn thần do rượu. Tạp chí Điều dưỡng, 6(1), 23–28.
  7. Rehm, J., et al. (2009). Global burden of disease and injury and economic cost attributable to alcohol use and alcohol-use disorders. The Lancet, 373(9682), 2223–2233.
  8. Schuckit, M. A. (2014). Recognition and management of withdrawal delirium (delirium tremens). New England Journal of Medicine, 371(22), 2109–2113.
  9. Vũ Thị Dung, Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh loạn thần do rượu tại bệnh biện tâm thần tỉnh Nam Định năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 2024. 538(1): p. 164-168.

Viết bài: Điều dưỡng Lê Thị Thanh Hoà – khoa Phục hồi Chức năng

Bài viết cùng chủ đề:

https://heylink.me/istanaslotlinkalternatif/ slot gacor thestickypig.com koreaneats.com