Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất (CSSKTC) cho người bệnh tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 202 điều dưỡng đang làm việc tại các khoa điều trị nội trú từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2025. Công cụ sử dụng là bảng hỏi cấu trúc và thang đo PHASe (Physical Health Attitude Scale). Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0, sử dụng thống kê mô tả và các yếu tố liên quan bằng tỷ suất chênh OR, 95%CI, với mức có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05. Kết quả: Tỷ lệ nữ giới 66,3%; tuổi trung bình 39,8 ± 6,8. Thâm niên công tác > 5 năm 85,6%. Điều dưỡng có điểm trung bình thang PHASe là 89,9 ± 0,9, cho thấy thái độ khá tích cực về CSSKTC. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với nhu cầu đào tạo: trình độ dưới đại học (OR=4,8; 95%CI: 1,8–21,4; p=0,008), có tư vấn chế độ ăn cho người bệnh (OR=3,4; 95%CI: 0,4–26,3; p=0,001), tự tin về tác hại của thuốc hướng thần (OR=3,5; 95%CI: 0,9–12,7; p=0,04), cấm người bệnh hút thuốc (OR=3,2; 95%CI: 1,4–7,4; p=0,01). Kết luận: Điều dưỡng có nhận thức và thái độ tích cực về CSSKTC cho người bệnh tâm thần. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khoảng trống trong thực hành lâm sàng và sự tự tin chuyên môn, đặc biệt trong các kỹ năng như quản lý bệnh mạn tính, tư vấn dinh dưỡng, vận động và sử dụng thuốc. Cần phát triển chương trình đào tạo thực tiễn, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần.

Từ khóa: Chăm sóc sức khỏe thể chất; người bệnh tâm thần; điều dưỡng; nhu cầu đào tạo; kiến thức – thái độ – thực hành.

ASSOCIATED FACTORS WITH NURSES’ TRAINING NEEDS ON PHYSICAL HEALTH CARE FOR PEOPLE WITH MENTAL ILLNESS AT THE NATIONAL PSYCHIATRIC HOSPITAL NO.1

SUMMARY

Objective: This study aimed to examine factors associated with nurses’ training needs regarding physical health care for people with mental illness at the National Psychiatric Hospital No.1. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 202 nurses working in inpatient departments from February to May 2025. The tools used were a structured questionnaire and the PHASe (Physical Health Attitude Scale). Data were analyzed using SPSS 22.0 software, using descriptive statistics and related factors using odds ratios OR, 95%CI, with statistical significance when p ≤ 0.05. Results: Among participants, 66,3% were female, with a mean age of 39,8 ± 6,8 years. A majority (85,6%) had over 5 years of work experience. Most participants reported engaging in physical exercise (98,5%) and not smoking (83,2%). The mean PHASe score was 89,9 ± 0,9, indicating generally positive attitudes and awareness toward PHC. Factors significantly associated with nurses’ training needs included: having a sub-bachelor education level (OR=4,8; 95%CI: 1,8–21,4; p=0,008), providing dietary counseling to patients (OR=3,4; 95%CI: 0,4–26,3; p=0,001), self-confidence in understanding the harms of psychotropic medications (OR=3,5; 95%CI: 0,9–12,7; p=0,04) and prohibiting smoking in patients (OR=3,2; 95%CI: 1,4–7,4; p=0,01).

Conclusions: Nurses demonstrated a relatively positive attitude and awareness toward physical health care for people with mental illness. However, gaps remain in clinical practice and self-efficacy, particularly regarding chronic disease management, nutrition, physical activity, and medication counseling. Comprehensive and practical training programs that incorporate blended learning and multimedia approaches are recommended to enhance nurses’ competencies in psychiatric settings.

Keywords: Physical health care, mental illness, nurses, training needs, knowledge-attitude-practice.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Người mắc bệnh tâm thần thường có nguy cơ cao bị suy giảm sức khỏe thể chất do nhiều nguyên nhân: sử dụng thuốc hướng thần lâu dài (đặc biệt là thuốc an thần kinh thế hệ thứ hai), lối sống ít vận động, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không cân đối, cũng như sự thờ ơ của hệ thống y tế đối với các nhu cầu thể chất của họ [1]. Nhiều nghiên cứu gần đây đã xác định rõ rằng những người mắc bệnh tâm thần nặng như: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nặng sẽ tử vong sớm và có tỷ lệ mắc bệnh thể chất cao hơn đáng kể so với dân số nói chung. Người ta ước tính rằng tuổi thọ của những người mắc bệnh tâm thần nặng giảm từ 10–25 năm khi có bệnh thể chất đồng mắc [2], [3]. Nguy cơ mắc các bệnh thể chất có tính chất mạn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, bệnh hô hấp và một số bệnh ung thư tăng gấp 2-3 lần ở những người mắc bệnh tâm thần nặng so với những người không mắc các rối loạn này [3]. Điều dưỡng là lực lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ngành y tế, những người tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với người bệnh, đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm, giáo dục sức khỏe, theo dõi và hỗ trợ điều trị các vấn đề thể chất ở người bệnh tâm thần [2].

Moxham L (2016) trong nghiên cứu “Đánh giá tác động của chương trình đào tạo tích hợp CSSKTC vào đào tạo điều dưỡng tâm thần”. Sau can thiệp, điểm tự đánh giá năng lực và thái độ của điều dưỡng cải thiện đáng kể. Điều này cho thấy nhu cầu và hiệu quả của đào tạo chuyên biệt trong CSSKTC [4]. Nguyễn Thanh Hà (2021). Tỷ lệ điều dưỡng thiếu kiến thức về CSSKTC chiếm tới 45,6%; Các yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo bao gồm: trình độ học vấn, tuổi, và kinh nghiệm làm việc. Nhu cầu đào tạo cao ở các nội dung: dinh dưỡng, vận động, thuốc hướng thần và phòng ngừa bệnh mạn tính [5].

Nắm bắt được nhu cầu và yếu tố liên quan sẽ góp phần thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp, tăng cường năng lực chăm sóc toàn diện. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về CSSKTC cho người bệnh tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

202 Điều dưỡng làm việc tại các khoa lâm sàng có người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

– Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc với người bệnh.

– Điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu.

– Điều dưỡng hết thời gian tập sự.

* Tiêu chuẩn loại trừ

– Điều dưỡng làm công việc hành chính.

– Điều dưỡng không trực tiếp chăm sóc và tiếp xúc với người bệnh.

– Điều dưỡng đang trong quá trình nghỉ thai sản, nghỉ ốm.

– Điều dưỡng đang công tác tại Khoa điều trị Bắt buộc.

– Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

– Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

– Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2025 đến 5/2025.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi thiết kế sẵn.

* Cỡ mẫu trong nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ các điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.

– Tổng số điều dưỡng tại bệnh viện là 294. Sau khi đối chiếu tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, chúng tôi phỏng vấn được 202 điều dưỡng hiện đang trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh tâm thần tại bệnh viện.

* Bộ công cụ nghiên cứu và kĩ thuật thu thập số liệu

Thông tin được thu thập qua bộ câu hỏi có sẵn bao gồm 3 phần:

Phần 1: Bao gồm các thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Phần 2: Thang đánh giá thái độ về sức khỏe thể chất (PHASe) dành cho điều dưỡng chuyên ngành tâm thần.

Phần 3: Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần.

2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Sử dụng thống kê mô tả được dùng để mô tả các biến như sau: Biến định tính gồm số lượng, tỷ lệ (%), biểu đồ tỷ lệ; biến định lượng gồm giá trị trung bình (TB) ± độ lệch chuẩn (SD). Tỷ suất chênh OR, 95%CI, p ≤ 0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm n Tỷ lệ %
Giới tính Nam 68 33,7
Nữ 134 66,3
Tuổi của ĐTNC

TB±SD: 39,8 ± 6,8

Max: 55

Min: 25

25 – 29 tuổi 104 51,5
30 – 39 tuổi 76 37,6
40 – 49 tuổi 21 10,4
50 – 55 tuổi 11 5,5
Số năm công tác trong ngành tâm thần

TB±SD: 14,5 ± 6,8

Max: 29

Min: 2

≤ 5 năm 29 14,4
6 – 15 năm 89 44,1
16 – 25 năm 75 37,1
> 25 năm 9 4,4
Thu nhập trung bình/tháng của ĐTNC 5 đến 10 triệu đồng 87 43,1
10 đến 20 triệu đồng 108 53,5
> 20 triệu đồng 7 3,5

Nhận xét: Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu 66,3% gần gấp đôi so với nam giới 33,7%. Tuổi trung bình 39,8 ± 6,8 (tuổi), trong đó nhóm tuổi từ 25 – 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 51,5%. Số năm công tác trung bình của điều dưỡng là 14,5 ± 6,8 (năm), chủ yếu trên 5 năm là 85,6%. Mức thu nhập phổ biến từ 10 đến 20 triệu đồng chiếm 53,5%.

3.2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

3.2.1. Điểm trung bình thang đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe thể chất (PHAse) trên đối tượng nghiên cứu

Bảng 2. Điểm trung bình thang đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe thể chất (PHAse) trên đối tượng nghiên cứu

Tên Điểm trung bình
Thang đo PHAse 89,9 ± 0,9

Nhận xét: Điểm trung bình thang trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao 89,9 ± 0,9 điểm.

3.2.2. Các yếu thông tin đặc điểm chung liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng

Bảng 3. Các yếu thông tin đặc điểm chung liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng

Yếu tố liên quan Nhu cầu đào tạo OR,

95% CI

p
Có (n,%) Không (n,%)
Tuổi của đối tượng ≤ 40 tuổi 92 (49.2%) 9 (60.0%) 0,6

0,2 – 1,9

0,4
> 40 tuổi 95 (50.8%) 6 (40.0%)
Giới tính Nam 61 (32.6%) 7 (46,7%) 0,5

0,2 – 1,6

0,3
Nữ 126 (67.4%) 8 (53.3%)
Trình độ học vấn < Đại học 158 (84.5%) 8 (53.3%) 4,8

1,8– 21,4

0,008
≥ Đại học 29 (15.5%) 7 (46,7%)
Số năm công tác ≤ 15 năm 106 (56.7%) 9 (60.0%) 0,8

0,3 – 2,6

0,8
> 15 năm 81 (43.3%) 6 (40.0%)
Thu nhập/tháng ≤ 10 triệu 79 (42.2%) 8 (53.3%) 0,6

0,2 – 1,8

0,4
> 10 triệu 108 (57.8%) 7 (46,7%)

Nhận xét: Yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng là trình độ học vấn. Điều dưỡng có trình độ dưới đại học có nhu cầu đào tạo về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần gấp 4,8 lần so với người có trình độ sau đại học với OR =4,8, 95%CI 1,8– 21,4, p=0,008. Các yếu tố khác như tuổi, giới tính, số năm công tác, thu nhập không liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng.

3.2.3. Yếu liên quan đến nhu cầu đào tạo các biện pháp kiểm soát cân nặng NB của điều dưỡng

Bảng 4. Yếu liên quan đến nhu cầu đào tạo các biện pháp kiểm soát cân nặng NB của điều dưỡng

Yếu tố liên quan Nhu cầu đào tạo các biện pháp kiểm soát cân nặng NB OR,

95% CI

p
Có (n,%) Không (n,%)
Tư vấn chế độ ăn 34 (18.3%) 1 (6.2%) 3,4

0,4 – 26,3

0,001
Không 152 (81.7%) 15 (93.8%)

Nhận xét: Điều dưỡng có tư vấn chế độ ăn cho người bệnh có nhu cầu được đào tạo các biện pháp kiểm soát cân nặng NB gấp 3,4 lần so với những điều dưỡng không tư vấn chế độ ăn cho người bệnh với OR=3,4, 95%CI 0,4 – 26,3, p=0,001.

3.2.4. Yếu liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về cách sử dụng thuốc hướng tâm thần

Bảng 5. Yếu liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng về cách sử dụng thuốc hướng tâm thần

Yếu tố liên quan Nhu cầu đào tạo cách sử dụng thuốc HTT OR,

95% CI

p
Có (n,%) Không (n,%)
Tự tin biết thuốc HT gây hại 164 (95.9%) 7 (4.1%) 3,5

0,9 –12,7

0,04
Không 27 (87.1%) 4 (12.9%)

Nhận xét: Điều dưỡng tự tin biết thuốc hướng thần gây hại có nhu cầu đào tạo về cách sử dụng thuốc hướng tâm thần gấp 3,5 lần so với điều dưỡng không tự tin với OR=3,5, 95%CI  0,9 –12,7, p=0,04.

3.2.5. Yếu liên quan đến nhu cầu đào tạo giúp người bệnh tâm thần cai thuốc lá của điều dưỡng

Bảng 6. Yếu liên quan đến nhu cầu đào tạo giúp người bệnh tâm thần cai thuốc lá của điều dưỡng

Yếu tố liên quan Nhu cầu được đào tạo để giúp người bệnh tâm thần cai thuốc lá OR,

95% CI

p
Có (n,%) Không (n,%)
Người bệnh không được hút thuốc lá tại tất cả các cơ sở CSSK Đồng ý, rất đồng ý 146 (85,9) 24 (14,1) 3,2

1,4 – 7,4

0,01
Không đồng ý, rất không đồng ý, không chắc chắn 21 (65,6) 11 (34,4)

Nhận xét: Điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với ý kiến “Người bệnh không được hút thuốc lá tại tất cả các cơ sở CSSK” có nhu cầu được đào tạo để giúp người bệnh tâm thần cai thuốc lá gấp 3,2 lần so với điều dưỡng không đồng ý, rất không đồng ý, không chắc chắn ý kiến trên, với OR= 3,2, 95%CI 1,4 – 7,4, p= 0,01.

IV. BÀN LUẬN

Điểm trung bình thang đo PHASe là 89,9 ± 0,9, cho thấy điều dưỡng có mức độ nhận thức và thái độ tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương so với tác giả Yildiz, M & cộng sự (2019) là 80,33 ± 10,14 điểm [6].

Trình độ học vấn là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần. Trình độ học vấn không chỉ quyết định khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn mà còn ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành, tư duy phản biện và khả năng thích ứng với các tình huống lâm sàng phức tạp. Với giả thuyết, điều dưỡng viên có trình độ học vấn cao hơn, chẳng hạn như cử nhân hoặc thạc sĩ, thường có nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng phân tích tốt hơn. Điều này giúp họ nhận thức rõ hơn về những hạn chế trong thực hành và thúc đẩy nhu cầu học tập liên tục để nâng cao năng lực chuyên môn. Ngược lại, điều dưỡng viên có trình độ thấp hơn có thể gặp khó khăn trong việc nhận diện nhu cầu đào tạo hoặc thiếu động lực để tham gia các chương trình bồi dưỡng. Hoàn toàn ngược với giả thuyết trên, trong nghiên cứu của chúng tôi điều dưỡng có trình độ dưới đại học lại có nhu cầu đào tạo về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần gấp 4,8 lần so với người có trình độ sau đại học. Kết quả khảo sát thực tế rất đáng mừng tại bệnh viện của chúng tôi – nơi được coi là địa bàn xa so với trung tâm của thành phố Hà Nội. Điều này cũng khẳng định nhu cầu mong muốn được đào tạo, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ công tác thực hành lâm sàng hàng ngày là rất cao trong khối điều dưỡng của chúng tôi.

Việc điều dưỡng tư vấn chế độ ăn cho người bệnh tâm thần đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe thể chất, đặc biệt trong kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, điều dưỡng cần được đào tạo chuyên sâu về dinh dưỡng và quản lý cân nặng [7]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điều dưỡng có tư vấn chế độ ăn cho người bệnh có nhu cầu được đào tạo các biện pháp kiểm soát cân nặng NB gấp 3,4 lần so với những điều dưỡng không tư vấn chế độ ăn cho người bệnh. Người bệnh tâm thần thường gặp các vấn đề về dinh dưỡng như thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng, do tác dụng phụ của thuốc, lối sống ít vận động và rối loạn ăn uống. Tư vấn dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần hiệu quả hơn. Nghiên cứu cho thấy, can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể bổ sung cho điều trị tâm thần và tâm lý học trong thực hành lâm sàng [8].

Nhiều điều dưỡng cảm thấy thiếu tự tin trong việc quản lý và tư vấn về thuốc hướng tâm thần do thiếu kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn. Kết quả của chúng tôi, điều dưỡng tự tin biết thuốc hướng thần gây hại có nhu cầu đào tạo về cách sử dụng thuốc hướng tâm thần gấp 3,5 lần so với điều dưỡng không tự tin. Tác giả Jessica Westman & cộng sự (2024) đã chỉ ra rằng việc chuẩn bị giáo dục và nhận thức về tầm quan trọng của năng lực liên quan đến thuốc có thể giúp phát triển các can thiệp giáo dục nhằm tăng cường sự tự tin trong việc quản lý thuốc của điều dưỡng [9].

Người bệnh tâm thần có tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn so với dân số chung, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý thể chất như tim mạch, hô hấp và ung thư. Việc hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ tái phát bệnh tâm thần. Do đó, hỗ trợ người bệnh cai thuốc lá là một phần quan trọng trong chăm sóc toàn diện. Trong nghiên cứu của chúng tôi, điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với ý kiến “Người bệnh không được hút thuốc lá tại tất cả các cơ sở CSSK” có nhu cầu được đào tạo để giúp người bệnh tâm thần cai thuốc lá gấp 3,2 lần so với điều dưỡng không đồng ý, rất không đồng ý, không chắc chắn ý kiến trên. Nghiên cứu của Yueying Jiang & cộng sự (2024) đã xác định sáu đối tượng đóng vai trò chính mà điều dưỡng đảm nhận trong các can thiệp cai thuốc lá: người đánh giá, nhà giáo dục, người hỗ trợ thực hành, cộng tác viên điều phối, người tổ chức và người giám sát. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra khoảng trống trong đào tạo trước can thiệp của điều dưỡng, cho thấy cần có các chương trình đào tạo nâng cao để chuẩn bị tốt hơn cho điều dưỡng trong các can thiệp cai thuốc lá hiệu quả [10].

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong số 202 điều dưỡng tham gia nghiên cứu, có 66,3% là nữ; tuổi trung bình 39,8 ± 6,8; 85,6% có thâm niên công tác trên 5 năm. Nhận thức và thái độ tích cực về CSSKTC với điểm trung bình thang PHASe là 89,9 ± 0,9.

Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với nhu cầu đào tạo: Trình độ dưới đại học (OR=4,8; 95%CI: 1,8–21,4; p=0,008). Có thực hiện tư vấn chế độ ăn cho người bệnh (OR=3,4; 95%CI: 0,4–26,3; p=0,001). Tự tin về nhận thức tác hại của thuốc hướng thần (OR=3,5; 95%CI: 0,9–12,7; p=0,04). Cấm người bệnh hút thuốc lá (OR=3,2; 95%CI: 1,4–7,4; p=0,01).

Cần thiết kế các chương trình đào tạo đa dạng, sử dụng phương tiện truyền thông trực quan và áp dụng hình thức học trực tiếp – trực tuyến phù hợp với điều kiện bệnh viện.

– Cần tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức định kỳ.

– Ưu tiên lồng ghép chăm sóc thể chất trong đào tạo liên tục.

– Tăng cường vai trò lãnh đạo điều dưỡng trong cải thiện chất lượng chăm sóc toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. De Hert, M., et al., Physical illness in patients with severe mental disorders. I. Prevalence, impact of medications and disparities in health care. World Psychiatry, 2011. 10(1): p. 52–77.
  2. Daniel Bressington 1, et al., Physical Health Care for People with Severe Mental Illness: the Attitudes, Practices, and Training Needs of Nurses in Three Asian Countries. International Journal of Environmental Research and Public Health, 2018. 15(2): p. 343.
  3. World Health Organization, Who guidelines: Management of physical health conditions in adults with severe mental disorders. Geneva: World Health Organization, 2022. 5(94).
  4. Moxham L, Broadbent M, and Dwyer T, Nursing education and the care of people with mental illness: An overview and discussion of key issues. Ment Health Pract, 2016. 19(3): p. 24–28.
  5. Nguyễn Thanh Hà, Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về chăm sóc sức khỏe thể chất cho người bệnh tâm thần. Tạp chí Y học Thực hành, 2021. 110(8): p. 65–70.
  6. Yildiz, M. and F. Gokdogan, Mental health nurses’ attitudes towards the physical health of people with severe mental illness: A Turkish study. Journal of Psychiatric and Mental Health Nursing, 2019. 26(5-6): p. 146–154.
  7. Eichorn W and Jevert-Eichorn S, Helping your obese patient achieve a healthier weight. J Fam Pract, 2021. 70(3): p. 131-136.
  8. Vancampfort D., S.B. and Mitchell AJ., Risk of metabolic syndrome and its components in people with schizophrenia and related psychotic disorders, bipolar disorder and major depressive disorder: a systematic review and meta-analysis. World Psychiatry, 2015. 14(3): p. 339–347.
  9. Jessica Westman a, et al., Educational preparedness and perceived importance on confidence in new graduate registered nurses’ medication administration. Journal of Professional Nursing, 2024. 54: p. 68-74.
  10. Yueying Jiang, et al., The role of nurses in smoking cessation interventions for patients: a scoping review. BMC Nursing 2024. 23(803): p. 1-12.

Viết bài: Dược sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế

Bài viết cùng chủ đề:

https://heylink.me/istanaslotlinkalternatif/ slot gacor thestickypig.com koreaneats.com