PGS. TS. Bùi Quang Huy, TS. Đinh Việt Hùng – Khoa TT – BVQY 103 – HVQY
PGS. TS. Trần Văn Cường – Hội TTH VN
1. Khái niệm trầm cảm do covid-19
- Bệnh nhân có một hay nhiều giai đoạn trầm cảm.
- Trong giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng chủ yếu và hay gặp.
- Các giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần.
- Các triệu chứng trầm cảm được coi là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của đại dịch covid-19 gây ra.
2. Tỷ lệ bệnh
Theo một nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ trên 800000 người trưởng thành:
- Trầm cảm do đại dịch covid-19 là 25%.
- Lo âu lan tỏa do đại dịch covid-19 là 31%.
Tỷ lệ trầm cảm và lo âu lan tỏa tăng lên nếu trong đại dịch người dân không nhận được sự giúp đỡ của các bác sĩ.
3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm do covid-19
- Tỷ lệ nữ bị trầm cảm là 33,3%; nam là 21,9%.
- Nhóm tuổi 18 đến 35 tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao nhất.
- Mất việc hoặc thu nhập không ổn định trong giai đoạn cách ly và phong tỏa do dịch covid -19 làm tăng tỷ lệ trầm cảm.
4. Nguyên nhân của trầm cảm do covid-19
– Nguyên nhân môi trường
+ Đại dịch covid 19 gây ra những tổn thất to lớn, không thể bù đắp với một nhóm người.
+ Các tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 khiến con người không kịp thích ứng, từ đó gây ra trầm cảm ở nhóm người dễ bị tổn thương trầm cảm.
– Nhận thức: đại dịch covid-19 gây ra
+ Rối loạn quá trình nhận thức của con người về môi
trường sống.
+ Phá vỡ các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và trong tập thể.
+ Từ đó gây ra trầm cảm ở những người sự thiếu kinh
nghiệm và thiếu các kỹ năng thích ứng đối phó.
– Xã hội học
+ Đại dịch covid-19 khiến rất nhiều người mắc bệnh, tử vong, phải chịu sự cách ly xã hội… gây ra xáo trộn trầm trọng cuộc sống của con người.
+ Những yếu tố này đóng vai các stress xã hội là nguyên nhân làm phát sinh và phát triển trầm cảm.
5. Triệu chứng
- Trầm cảm do covid-19 đơn điệu hơn và pha trộn nhiều triệu chứng của lo âu hơn so với trầm cảm nội sinh.
- Giai đoạn trầm cảm do covid-19 cần bền vững hàng ngày, trong thời gian ít nhất là 2 tuần liên tiếp.
- Bệnh nhân bị ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
(1). Khí sắc giảm
- Khí sắc giảm (khí sắc trầm cảm) là nét mặt của bệnh nhân rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều thậm trí mất hết nếp nhăn.
- Trẻ em và người vị thành niên thường xuất hiện khí sắc kích thích hoặc thất thường, hiếm khi biểu hiện là khí sắc buồn.
(2). Mất hứng thú hoặc sở thích
- Các bệnh nhân cho rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có, kể cả ham muốn tình dục.
(3). Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân
- Bệnh nhân giảm cảm giác ngon miệng, họ ăn rất ít, vì thế bệnh nhân thường sút cân nhanh chóng (trên 1kg/tháng).
(4). Mất ngủ
- Các bệnh nhân thường có mất ngủ đầu giấc, giữa giấc hoặc cuối giấc.
- Họ ngủ ít hơn bình thường trên 2 giờ mỗi ngày.
(5). Rối loạn hoạt động tâm thần vận động – Kích động.
- Vận động chậm chạp.
(6). Giảm sút năng lượng
– Năng lượng giảm sút.
- Kiệt sức và mệt mỏi.
(7). Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi.
- Cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.
(8). Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định
- Bệnh nhân than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó.
- Bệnh nhân cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định.
- Rối loạn trí nhớ ở bệnh nhân thường là giảm trí nhớ
gần, còn trí nhớ xa thì vẫn tương đối tốt.
(9). Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát
- Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về cái chết.
- Họ có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát.
- Lúc đầu họ nghĩ rằng bệnh nặng thế này (mất ngủ, chán ăn, sút cân, mệt mỏi…) thì chết mất.
- Dần dần, bệnh nhân cho rằng bệnh nhân chết đi cho đỡ đau khổ. Từ ý định tự sát sẽ dẫn đến hành vi tự sát.
6. Chẩn đoán
Rút gọn tiêu chuẩn DSM-5:
- Có tổng số ít nhất 5 triệu chứng từ (1) đến (9)
- Trong đó bắt buộc phải có triệu chứng (1) khí sắc giảm, hoặc (2) mất thích thú/sở thích.
- Các triệu chứng trên là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của covid-19.
7. Chẩn đoán phân biệt
- Mất ngủ mạn tính: có mất ngủ kéo dài trên 1 tháng. Bệnh nhân không có thêm triệu chứng gì khác.
- Tâm thần phân liệt: có các hoang tưởng và ảo giác.
- Lo âu lan tỏa: căng thẳng, lo lắng quá mức và có nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
8. Tiến triển và tiên lượng
- Các triệu chứng thường phát triển nhanh trong 1-2 tuần.
- Trầm cảm do covid-19 kéo dài không quá 6 tháng.
- Tiên lượng tốt hơn nhiều so với trầm cảm nội sinh.
- Một số ít bệnh nhân tiếp tục phát triển thành trầm cảm nội sinh.Điều trị (có bài riêng)
9. Điều trị (có bài riêng)
- Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng hoặc SSRI.
- Điều trị bằng liệu pháp tâm lý cá nhân hoặc liệu pháp nhận thức và hành vi.
- Thời gian điều trị không quá 6 tháng.
- Đại hội đại biểu Công đoàn cơ sở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2023-2028.
- Mời báo giá: Vật tư tiêu hao, công cụ, dụng cụ dùng cho người bệnh và nhân viên.
- Hưởng ứng Chương trình ra quân tháng Thanh niên 2024 do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Thường Tín tổ chức.
- Tổ chức lễ kết nạp Đảng viên mới
- CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG CHẤT
- Mời bái giá: Mua tủ hấp cho khoa Dinh dưỡng