Khoa Phục hồi chức năng là một trong những khoa quan trọng của Bệnh viện Tâm thần trung ương 1, thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần trong bệnh viện; phối hợp tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến các cơ sở y tế chuyên ngành sức khỏe tâm thần trong cả nước.
Tại bệnh viện, người bệnh không chỉ được chữa trị bằng thuốc mà còn hướng đến các liệu pháp trị liệu phối hợp để giúp người bệnh ổn định nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Liệu pháp lao động nghề nghiệp phục hồi chức năng tâm thần là quá trình giúp người bệnh tâm thần tái lập khả năng làm việc; tìm kiếm, duy trì công việc và khả năng quản lý cuộc sống của mình.
Lợi ích của các liệu pháp lao động nghề nghiệp đối với người bệnh:
- Cải thiện chức năng tâm thần.
- Nâng cao sự tự tin.
- Tăng cường sự thực tế.
- Giảm khả năng tái phát.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tạo ra một môi trường an toàn và chấp nhận.
- Tăng cường quan hệ xã hội.
Tại bệnh viện Tâm thần trung ương 1 người bệnh đã được tham gia vào các hoạt động khác nhau như: dệt chiếu, may vải, làm hàng thủ công, làm vườn, thể dục thể thao, hoạt động âm nhạc, mĩ thuật… Các hoạt động làm hàng thủ công đã và đang ngày càng có hiệu quả tốt cho quá trình điều trị người bệnh. Để làm hàng thủ công đòi hỏi sự kiên nhẫn tỉ mỉ và khéo léo, khuyến khích tư duy sáng tạo của các người bệnh.
Một số hình ảnh hoạt động;
Hoạt động tại phòng hướng nghiệp.
Người bệnh tại bệnh viện đã tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân. Các sản phẩm này là biểu tượng cho sự nỗ lực của người bệnh. Mỗi sản phầm thủ công từ người bệnh là một câu chuyện của hy vọng và nghị lực. Một trong những sản phẩm ý nghĩa nhất là những ngôi nhà bằng tre.
Ngôi nhà bằng tre – Biểu tượng của sự kiên cường:
Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam. Từ những thanh tre rất nhỏ dưới những bàn tay khéo léo người bệnh đã ghép nối thành các sản phẩm hoàn hảo. Những ngôi nhà nhỏ làm bằng tre được làm thủ công không chỉ là sản phẩm sáng tạo mà còn mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc:
Sức mạnh nội tại: tre, loài cây dẻo dai trước mọi thứ thác giống như ý chí của người bệnh trong hành trình vượt khó khăn.
Tình yêu cuộc sống: từng chi tiết được làm tỉ mỉ là minh chứng cho sự chăm chỉ, vượt lên trên bệnh tật, niềm tin và tình yêu cho cuộc sống.
Thông điệp lan tỏa đến mọi người: những sản phẩm này là lời nhắn nhủ rằng, dù hoàn cảnh khó khăn, con người vẫn có thể tạo ra giá trị đáng tự hào.
Những nguyên liệu cần thiết để tạo ngôi nhà bằng tre cần có:
- Các thanh tre,
- Keo dán 502,
- Bản vẽ và bảng mô hình,
- Dao và kéo,
- Thước và bút,
- Giấy đánh bóng và sơn bóng dạng xịt.
Quá trình thực hiện
Người bệnh tham gia hoạt động tại khoa phục hồi chức năng được hướng dẫn bởi các cán bộ y tế, các nhân viên kĩ thuật làm thủ công như Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Thị Hoa Sen… Quy trình làm ngôi nhà bằng tre gồm:
- Lựa chọn nguyên liệu: sử dụng tre tự nhiện, an toàn và thân thiện với môi trường.
- Lắp ráp chi tiết: người bệnh tỉ mỉ vót, cắt từng thanh tre, ghép, nối và cố định từng thanh tre với nhau.
- Trang trí: mỗi ngôi nhà có thể được trang trí, kiến trúc hình dạng theo mỗi ý tưởng người bệnh.
Giai đoạn làm trụ và tường nhà.
Nhân viên kĩ thuật hướng dẫn người bệnh.
Giai đoạn trang trí làm sân, hàng rào.
Sản phẩm ngôi nhà đã hoàn thiện.
Mỗi ngôi nhà bằng tre hoàn thành là hành trình hồi phục. Và đó là những câu chuyện về nghị lực và niềm tin.
Bệnh viện không chỉ là nơi chữa bệnh mà còn là sự sẻ chia và yêu thương!
Viết bài: Khoa Phục hồi Chức năng
- Đại hội đại biểu Công đoàn cơ sở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2023-2028.
- Mời báo giá: Vật tư sửa chữa hệ thống đèn cao áp trong bệnh viện.
- Mời báo giá: Cung cấp hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 phục vụ người bệnh và cán bộ công nhân viên bệnh viện.
- Mời báo giá: Vật tư tiêu hao, công cụ dụng cụ dùng cho người bệnh và nhân viên
- Công đoàn Y tế Việt Nam đến thăm và tặng quà đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
- Tập huấn Tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn xác định tình trạng nghiện ma tuý theo thông tư 18/2021/TT-BYT của Bộ Y tế