TỔNG QUAN VỀ CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

TS. BSCC Cao Tiến Đức – Nguyên CNBM TT HVQY

PGS. TS. Trần Văn Cường – Hội TTH VN

 

      I. Khái niệm sức khỏe tâm thần

  • Sức khỏe tâm thần:
  • Bao gồm: tình cảm, tâm lý và hạnh phúc xã hội
  • Ảnh hưởng đến đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động – Giúp xác định cách chúng ta ứng phó với căng thẳng, liên quan đến người khác và đưa ra lựa chọn
  • Rất quan trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống
  • Yếu tố ảnh hưởng:
  • Các yếu tố sinh học: gen, chất trung gian hóa học – Các trải nghiệm cuộc sống: chấn thương hoặc lam dụng – Tiền sử gia đình
  • Một số dấu hiệu cảnh báo sớm về vấn đề sức khỏe tâm thần
  • Ăn hoặc ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
  • Tách mình ra khỏi mọi người và các hoạt động thông thường
  • Mệt mỏi về tinh thần và thể chất.
  • Cảm thấy tê liệt hoặc không có vấn đề gì quan trọng
  • Bị đau nhức không rõ nguyên nhân
  • Cảm giác bất lực hoặc vô vọng
  • Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Hay quên, khó chịu, tức giận, buồn bã, lo lắng hoặc sợ hãi – La hét hoặc tấn công người thân, gia đình và bạn bè.
  • Nghe tiếng nói trong đầu hoặc có niềm tin những điều không đúng sự thật

   II. Vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam và thế giới

  • Tại Việt Nam:
  • Tỷ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần phổ biến theo điều tra của Trần Văn Cường trên 8 vùng sinh thái (2002) là 14,9%, riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,85%.
  • Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân.
  • Số lượng bệnh nhân tâm thần phân liệt khoảng 450.000 người
  • Cả nước có 2 bệnh viện tâm thần tuyến trung ương, 39 bệnh viện tâm thần tỉnh, thành, các tỉnh còn lại có khoa tâm thần trong bệnh viện đa khoa.
  • Trong Quân đội có 2 khoa tâm thần tuyến cuối (Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viên Quân y 175)
  • Số lượng bác sỹ chuyên khoa tâm thần của Việt Nam theo TCYTTG là 0,32/100 000 dân. Trong Quân đội số lượng bác sỹ chuyên khoa tâm thần cũng không nhiều.

 

  • Trên thế giới
  • Có hơn 100 triệu người bị rối loạn tâm thần ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
  • Ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand có nhiều BSCKTT hơn.
  • Campuchia chỉ có 50 BSCKTT cho dân số 10 triệu người, Banladesh 200/150 triệu dân, Ấn Độ 3500/ hơn 1,3 tỷ dân, Trung Quốc 10000/ hơn 1,4 tỷ dân.
  • Nước Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng chiếm tới 30% BSCKTT toàn thế giới.
  • Có nhiều loại rối loạn tâm thần khác nhau, với các biểu hiện khác nhau. Chúng thường được đặc trưng bởi sự kết hợp của những suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ bất thường với người khác. Bao gồm:
  • Trầm cảm
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
  • Tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần khác
  • Mất trí nhớ
  • Thiểu năng trí tuệ và rối loạn phát triển bao gồm tự kỷ.
  • Các bệnh cơ thể đồng diễn với bệnh tâm thần cũng được đề cập.
  • Tuổi thọ tăng sẽ xuất hiện nhiều bệnh cơ thể, trầm cảm và sa sút trí tuệ sẽ phổ biến hơn.
  • Hơn nữa, với sự tiến bộ của y khoa, nhiều người bệnh trầm trọng sẽ sống lâu hơn.
  • Sự xuống cấp, hủy hoại của môi trường sẽ gia tăng nhiều bệnh lý trầm trọng đường hô hấp và nhiễm trùng.
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng, đến năm 2020, trầm cảm
  • là căn bệnh thứ hai tấn công sức khỏe con người.
  • Một nửa các bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14 nhưng phần lớn đều không được phát hiện hay điều trị. Trong đó, trầm cảm được xem là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh, thiếu niên.
  • Việc sử dụng rượu và ma túy gây hại trong thanh, thiếu niên là vấn đề nổi cộm tại nhiều quốc gia dẫn đến quan hệ tình dục hoặc điều khiển phương tiện giao thông không an toàn.

III. Các RLTT trong Đại dich covid 19

  • Đánh giá của WHO về COVID 19
  • Viêm đường hô hấp cấp do nCoV là một bệnh mới, có nguy cơ lây lan mạnh, nguy cơ tử vong cao.
  • Bệnh lây lan mạnh tại Vũ Hán sau đó lan tràn đi các nơi.
  • Bệnh vẫn chưa thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Bệnh lây qua đường hô hấp (tiếp xúc gần)
  • Ngày 31/1/2020, WHO công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Ngày 11/3/2020, WHO chính thức công bố dịch COVID-19 là đại dịch trên toàn cầu.
  • Ngày 01/4/2020 Thủ tướng Chính phủ công bố dịch COVID-19, bệnh truyền nhiễm nhóm A trên phạm cả nước.
  • CƠ CHẾ BỆNH SINH:
  • Protein S của nCoV gắn với thụ thể DPP4 (CD 26) trên bề mặt tế bào biểu mô phế quản.
  • Do thụ thể DPP4 có mặt ở nhiều lọai tế bào phế nang, thận, ruột, tế bào gan và cả tương bào nên nCov còn có thể gây tổn thương nhiều tạng khác.
  • Gây nhiễm các đại thực bào và bạch cầu đơn nhân, kích thích lympho bào giải phóng các cytokin (IL 12, TL 8, IFN-γ) và chemokine (IP-10 / CXCL-10, MCP-1 / CCL-2, MIP-1α / CCL-3, RANTES / CCL-5) khởi phát quá trình viêm và gây tổn thương các phủ tạng.
  • Ngoài các cytokine trên, còn có sự gia tăng của chemotactic protein-1 (MCP-1) và interferon-gamma-cảm ứng protein-10 (IP-10) làm ức chế tăng sinh của các tế bào dòng tủy, dẫn đến giảm bạch cầu.
  • Nghiên cứu ở Sơn Lôi – Bình Xuyên:
  • 83,8% lo lắng dịch ảnh hưởng sk bản thân và gia đình
  • 87,4% lo lắng dịch lây lan cộng đồng
  • 83,2% lo lắng dịch sẽ bùng phát trong tương lai
  • 19,8% tức giận với F0 và lây lan cộng đồng
  • Đánh giá mức độ căng thẳng liên quan dịch bằng thang PSS-10 (Perceived stress scale):
    • Thấp: 13,0%
    • Trung bình: 84,0%
    • Cao: 3%
  • Đánh giá hậu quả do đại dịch sau cách li bằng thang IES-R: (Impact of Event Scale – Revised):
    • 37,4% không để lại hậu quả
    • 31,0% cần theo dõi RL stress sau sang chấn trong tương lai
    • 12,2% có RL stress sau sang chấn
    • 19,4% c RL stress sau sang chấn kéo dài
  • Các yếu tố ảnh hưởng SK TT
  • Đối với mọi người: bệnh lây lan nhanh, tổn thương nặng, nguy cơ tử vong cao. Ảnh hưởng kinh tế xã hội, đặc biệt những người không có tích lũy, cô đơn. Lo cho bản thân, lo cho người thân. Cái chết của Bn nói chung, đặc biệt người thân, nhân cách, sức khỏe cơ thể, công việc, do sử dụng corticosteroid không hợp lý…
  • Trẻ em, thanh niên không được đến trường…
  • BN covid: có tổn thương tế bào não do virus, do tổn thương các cơ quan, do suy hô hấp…
  • Các rối loạn Tâm thần
  • Các rối loạn về não và sức khỏe tâm thần cao hơn ở những người sống sót sau Covid-19.
  • 20% của 236379 người sống sót sau Covid-19 RLTT trong 3 tháng đầu và 34% trong 6 tháng
  • Lo âu 17% và trầm cảm 14%, không lq đến mức độ nặng nhẹ của
  • Covid-19, đặc biệt RL stress và tự sát
  • Covid-19 nghiêm trọng: 7% bị đột quỵ trong vòng 6 tháng và 2% SSTT
  • NC mới nhất TQ: sau 1 năm
  • Mỹ: 40% RL LA, RL TC.
  • RL giấc ngủ 36%, RL ăn uống 32%
  • Tăng sử dụng chất kích thích 12%
  • Làm trầm trọng các bệnh mạn tính 12%
  • Thanh niên: 56% TC và LA
  • Tăng ý tưởng tự sát từ 11% lên 23%
  • Một NC: 45-62% kinh hoàng, sợ hãi, bất lực
  • 40 % căng thẳng
  • RLTT ở Phụ nữ sau sinh
  • RLTT SS ảnh hưởng 20% số bà mẹ mắc covid 19
  • 50% người mang thai đau khổ về tâm lý, việc sử dụng rượu bia gia tăng ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người có con nhỏ
  • ¶RL tâm lý ở trẻ em
  • RLTL ở TE tùy lứa tuổi: Cáu kỉnh, chán ăn, ác mộng, sợ bóng tối, sợ ở một mình, học kém tập trung, tăng xung đột. Một số có thể biểu hiện PTSD (+ sống lại các biến cố qua trò chơi hoặc giấc mơ, cg thảm họa tái xuất hiện. Chết lặng, dễ giật mình, TC, tự sát…sss
  • Lâm sàng RLTT ở BN covid
  • RLTT do bệnh nhiễm virus
  • Đặc điểm lâm sàng ba hình thái khác nhau:
  • Có rối loạn ý thức: biểu hiện bằng các trạng thái mù mờ ý thức, mê sảng, lú lẫn hoặc mê mộng (ít gặp) hoặc có thể hôn mê các mức độ khác nhau.
  • Tiến triển kéo dài không có rối loạn ý thức: xuất hiện ảo giác, hoang tưởng, căng trương lực, hưng cảm, trầm cảm, sững sờ, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ…
  • Xuất hiện hội chứng Korsakov và tâm thần thực thể khác: hội chứng suy nhược thần kinh kéo dài, rối loạn trí nhớ và các chức năng tâm thần khác.
  • ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RL TT có RL YT
  • RLYT thường xuất hiện ở các trạng thái nhiễm khuẩn cấp tính và tối cấp tính.
  • Biểu hiện RLYT thường gặp là trạng thái ngủ gà, lú lẫn, u ám, mê sảng. BN mất định hướng môi trường, thời gian, còn định hướng bản thân – có thể có ảo giác
  • Tiến triển không có RLYT
  • Không rầm rộ, tiến triển kéo dài, có tính chất mạn tính:
  • SNTK, các RL rất mơ hồ, RL giấc ngủ tăng dần, rất dễ nhầm với rối loạn do stress, ảnh hưởng đến năng suất lao động.
  • Có thể có ảo giác:ảo thị giác, ảo thính giác. không ảo giác giả.
  • Có thể có hoang tưởng, thường gặp là các hoang tưởng: bị theo dõi, bị truy hại, bị buộc tội…
  • Có thể căng trương lực,  bất động CTL, CTL sững sờ. Kích động CTL trong phạm vi hẹp quanh giường bệnh của mình do các rối loạn tâm thầnkhác chi phối.  giảm cảm xúc, trầm cảm nhẹ. Đôi khi vô cảm nhưng không có biến đổi nhân cách.
  • Các RL khác
  • Các biểu hiện hội chứng Korsakov và tâm thần thực thể khác
  • NK càng nặng, RLTT càng nặng, kéo dài
  • HC Korsakov, bệnh nhân quên thuận chiều, quên các sự kiện sau khi bị bệnh và thường tự bịa để bù vào chỗ quên với nội dung ly kỳ, hoang đường.
  • RLTT thường gặp
  • BN covid và người dân trong cộng đồng có thể gặp RL giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, RL stress, RL phân ly, tự sát…

1. RL giấc ngủ

  • RL giấc ngủ bình thường chiếm 40% dân số
  • Trong đại dịch tăng lên: Khó ngủ, ngủ ít, hay thức giấc, hay dậy sớm
  • Có một tỷ lệ nhỏ: ngủ nhều
  • Có thể do bệnh cơ thể hoặc lo lắng về sức khỏe, sợ dịch…

2. RL ăn uống

  • RL ăn uống
  • trong đại dịch tăng lên
  • Có một tỷ lệ nhỏ: ăn nhều
  • Có thể do bệnh cơ thể hoặc lo lắng về sức khỏe, sợ dịch…

3. RL lo âu:

  • Các biểu hiện cơ thể của RL lo âu
Trên tim mạch Dạ dày – ruột Hô hấp Khác
§  Hồi hộp

§  Tăng huyết áp động mạch

§  Đau, bỏng vùng trước tim

§  Cảm giác co thắt lồng ngực

§  Nôn

§  Cảm giác trống rỗng trong dạ dày

§  Trướng bụng

§  Khô miệng

§  Tăng nhu động ruột

§  Cảm giác “hòn, cục” ở cổ

§  Tăng nhịp thở

§  Cảm giác thiếu không khí

§  Cảm giác khó thở

§  Tăng trương lực cơ

§  Run

§  Mệt mỏi

§  Ra mồ hôi

§  Chóng mặt

§  Đau đầu

§  Mót đi tiểu

§  Rét run

§  Giãn đồng tử

4. RL trầm cảm

  • 3 triệu chứng chủ yếu:
  • Khí sắc trầm.
  • Mất mọi quan tâm và thích thú.
  • Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động
  • 7 triệu chứng phổ biến khác:
  • Giảm tập trung chú ý.
  • Giảm tự trọng và lòng tự tin.
  • Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
  • Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan.
  • Có ý tưởng và hành vi tự sát.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Ăn không ngon miệng.

5. RL stress và RL phân ly

  • Phản ứng stress cấp
  • RL stress sau sang chấn
  • RL sự thích ứng
  • RL Phân ly

5.1. RL stress

  • Stress chỉ một nguyên nhân, một tác nhân kích thích làm cơ thể khó chịu, hậu quả của tác nhân công kích này.
  • Phản ứng stress- bệnh lý khi tình huống bất ngờ, quá dữ dội hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp lại vượt quá khả năng dàn xếp việc thích ứng của chủ thể.
  • Phản ứng với stress và các rối loạn sự thích ứng là những rối loạn hoạt động tâm thần và chức năng tâm lý do các chấn thương tâm lý khác nhau gây ra.
  • Mọi lứa tuổi, tỷ lệ trong nhân dân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và ngưỡng chịu đựng của người bệnh với chấn thương tâm lý.
  • Phản ứng stress cấp: Trạng thái cấp tính của stress được đặc trưng bởi một rối loạn tâm thần nhất thời, rất trầm trọng, phát triển ở một cá nhân đáp ứng lại stress với một thể chất căng thẳng hoặc một trạng thái tâm thần đặc biệt và mất đi trong vòng vài giờ hoặc vài ngày.
  • RL stress sau sang chấn:
  • Là các RL phát sinh như một đáp ứng trì hoãn sau chấn thương tâm lý có tính chất đe doạ hoặc thảm hoạ đặc biệt và có thể gây đau khổ lan tràn cho bất cứ ai, xuất hiện từ vài tuần đến vài tháng, tối đa là dưới 6 tháng sau stress
  • Có thể tiến triển thuận lợi (khỏi bệnh) hoặc dao động (tái phát tăng hoặc giảm bệnh)
  • Một số ít có thể kéo dài và để lại biến đổi nhân cách.
  • Đặc điểm nhân cách có vai trò lớn trong phát sinh và tiến triển của bệnh.
  • RL sự thích ứng
  • Trạng thái đau khổ chủ quan và RL cảm xúc, thường gây trở ngại hoạt động – LQ thay đổi đáng kể trong đời sống hoặc hậu quả của một sự kiện đời sống gây stress (bao gồm các bệnh cơ thể nặng hiện có hay có thể có).
  • Tác nhân tang tóc hay chia ly hoặc phúc lợi xã hội LQ nhóm và cộng đồng.
  • Tố bẩm cá thể đóng vai trò nhất định trong nguy cơ mắc bệnh.

5.2. Rối loạn phân ly

  • “hysteria”. Đa nhân cách, một nhóm các rối loạn thường gặp
  • Tỷ lệ 0,3 – 0,5% dân số.
  • Tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam.
  • Nguyên nhân chủ yếu của các rối loạn phân ly là các chấn thương tâm thần, hoặc hoàn cảnh xung đột.
  • Các rối loạn này thường phát sinh một thời gian ngắn sau khi chấn thương.
  • Các đặc trưng của rối loạn phân ly:
  • Khởi phát sau một tình huống sang chấn tâm lý
  • Tồn tại một thái độ tách biệt
  • Không tìm thấy một tổn thương thực tổn tương ứng trên lâm sàng và cận lâm sàng.
  • Các triệu chứng mất đi khi được thôi miên, nhưng có thể trở lại với cường độ cao.
  • Biểu hiện bệnh rất đa dạng.

6. Hành vi tự sát

  • Tự sát là một cái chết tự bản thân con người tự gây ra:
  • Mỹ: Tự sát có khả năng trở thành một mối quan tâm cấp bách hơn khi đại dịch lây lan và có ảnh hưởng lâu dài hơn đến dân số nói chung,nền kinh tế và các nhóm dễ bị tổn thương. Ngăn chặn tự sát do đó cần phải xem xét khẩn cấp.
  • Trạng thái bệnh lý có tính chất cấp diễn nguy hại đến tính mạng của người bệnh do giảm sút ý chí, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, chán nản cuộc sống đến cao độ vì quá đau khổ về bệnh tật và thất vọng về quá khứ.
  • Trầm cảm nặng, bế tắc trong cuộc sống. kèm theo lo âu.có hoang tưởng tự tội.
  • Ảo thanh ra lệnh.
  • Hoang tưởng bị hại, tự tội có lo lắng như: người thân bị giết hại, nhà cửa bị phá hoại, tài sản bị cướp…
  • Tâm thần phân liệt thể paranoid và các hoang tưởng cấp có nguy cơ tự sát cao.
  • Loạn thần thực tổn, đặc biệt là sảng rượu hay loạn thần do rượu và nghiện ma túy.
  • RL nhân cách ở tuổi vị thành niên.
  • Do doạ tự sát nhiều lần dẫn đến tự sát thật trong rối loạn phân ly.
  • Cách xử trí tùy từng trường hợp cụ thể mà xử trí cho thích hợp.
  • Dự phòng hành vi tự sát
  • Phát hiện sớm các trường hợp trầm cảm, trầm cảm paranoid, ảo thanh ra lệnh.hoang tưởng bị theo dõi, tự tội, hoang tưởng Cotar.
  • Không để các vật dụng trong buồng bệnh có thể gây nguy hại cho bệnh nhân như: gậy, dao, kéo, dao cạo râu, dây vải, dây thừng, ghế, thang, thuốc…
  • Phải theo dõi bệnh nhân 24/24 giờ, nằm ở nơi dễ quan sát, không trùm chăn kín đầu, y tá phải kiểm tra thuốc uống không để bệnh nhân tích thuốc…
  • Phải tiêm thuốc trấn tĩnh cho bệnh nhân nếu thấy cần thiết.

7. Các bệnh lý tâm thần thường gặp

  • Tâm thần phân liệt
  • RL loạn thần cấp
  • RL lưỡng cực
  • Động kinh tâm thần vận động

7.1. Tâm thần phân liệt

  • Lâm sàng:
  • Hoang tưởng
  • Ảo giác
  • RL ngôn ngữ, RL hành vi bao gồm CTL
  • Triệu chứng âm tính
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL theo ICD-10F năm 1992
  • Tư duy vang thành tiếng,
  • Các hoang tưởng bị
  • Các ảo thanh giả
  • Các hoang tưởng dai dẳng khác
  • Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào
  • Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói…
  • Tác phong căng trương lực
  • Các triệu chứng âm tính
  • Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện

7.2. RL loạn thần cấp

  • RL loạn thần cấp Xuất hiện cấp tính

7.3. RL lưỡng cực

  • GĐ hưng cảm
  • GĐ trầm cảm
  • GĐ hỗn hợp

* Lâm sàng hưng cảm: tam chứng HC

7.4. Động kinh tâm thần vận động

  • Lâm sàng đa dạng phức tạp
  • ĐK thùy thái dương: Có RLYT, cơn xung động ĐK, có hoang tưởng ảo giác, hssssssành vi nguy hiểm

8. Điều trị các RLTT do covid

– Cần sử dụng liệu pháp tâm lý: lợi ích SKTT cho mọi người, tăng cường kết nối các thành viên trong GĐ, XH. Giúp giải quyết hiệu quả vđ cá nhân. Phòng ngừa và ĐT RLTT, tăng cường SK,Sức đề kháng và chất lượng cuộc sống

– Điều trị đặc hiệu bệnh nhiễm khuẩn: Sử dụng thuốc hướng thần phải thận trọng, nên kết hợp các liệu pháp vitamin, ĐY, bù nước – điện giải và nâng đỡ thể trạng, tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể bệnh nhân.

– Điều trị cụ thể:
  • Hội chứng hưng cảm: cho các thuốc bình thần:Grandaxin, seduxen, lexomil, thậm chí có thể cho thuốc an thần kinh mạnh, (neuroleptic, an thần mới) nhưng rất hạn chế.
  • Hội chứng trầm cảm: cho các thuốc hưng thần nhẹ như cafein, nhân sâm hoặc có thể cho anafranil, amitriptylin, các thuốc SSRI
  • Hội chứng paranoid hoặc ảo giác paranoid: có thể dùng các thuốc an thần như haloperidol, fluphenazin, tisercin hoặc an thần kinh mới: Olanzapin, quetiapin…

Một số đề nghị với BYT:

  1. Song song với việc phòng chống đại dịch Covid-19 cần tăng cường quản lý, điều trị BNTT
  2. Cần đưa BNTT vào đối tượng ưu tiên tiêm vacxin

IV. KẾT LUẬN

  • Trong đại dịch tỷ lệ RLTT tăng
  • Một số RLTT hay gặp: RLTT do nhiễm khuẩn (Virus), RL giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, Rl stress, RL phân ly, Tự sát
  • Điều trị: Cần phối hợp liệu pháp tâm lý và dùng thuốc

 

Bài viết cùng chủ đề: